Khám phá khách sạn dành cho những tín đồ tìm kiếm sự vĩnh hằng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Khách sạn nơi đây chỉ thu 6 nghìn đồng mỗi ngày và miễn phí dành cho người nghèo. Một số khách sạn khác, "du khách" chỉ được ở tối đa 15 ngày.

Thành phố linh thiêng Varanasi ở bang Uttar Pradesh phía bắc Ấn Độ là cửa ngõ dẫn đến sự cứu rỗi trong tín ngưỡng của người Hindu. 

Với người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, cái chết không phải là một gánh nặng. Khi biết bản thân không sống được bao lâu, họ tiến hành hành hương về Varanasi được chết bên bờ sông Hằng. Vì vậy, thánh địa Varanasi có rất nhiều người già, ốm, người chết và quả phụ. 

Khám phá khách sạn dành cho những tín đồ tìm kiếm sự vĩnh hằng - 1

Thành phố vĩnh hằng Varanasi.

Được thúc đẩy bởi niềm tin như vậy, hàng ngàn người trong nhiều thế kỷ qua đã đến Varanasi, còn được gọi là Kashi, với mong muốn được chết ở đó. Thành phố rất thường được gọi là "thành phố của các đền đài", "thành phố thánh của Ấn Độ", "thành phố ánh sáng", và "thành phố học vấn". Varanasi này cũng được gọi là "thủ đô văn hóa của Ấn Độ".

Chết ở Varanasi được cho là phá vỡ vòng tuần hoàn của cái chết và sự tái sinh. Một khi một người chết ở Varanasi, người đó sẽ không bao giờ được tái sinh, và do đó đạt được sự cứu rỗi.

Varanasicũng gọi là Ba La Nại là một thành phố thánh và là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây còn là một trong Tứ thánh địa của Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath nơi Đức Phật Thích Ca thuyết bài Pháp đầu tiên sau khi thành đạo. Đây là một trong những thành phố có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới, có lịch sử từ hàng ngàn năm và cùng thời với nền văn minh Sumer.

Dành cho những người chờ đợi sự vĩnh hằng, hàng loạt khách sạn và nhà nghỉ đực biệt đã hình thành lên trong những năm qua. Một trong khách sạn lâu đời nhất thành phố này là Mumukshu Bhawan (Ngôi nhà dành cho người tìm kiếm vĩnh hằng) được thành lập vào năm 1920.

Khám phá khách sạn dành cho những tín đồ tìm kiếm sự vĩnh hằng - 2

Khuôn viên Mumukshu Bhawan

Những khách sạn như Mumukshu Bhawan thường được người dân địa phương gọi với cái tên Moksha Bhawan (Ngôi nhà cứu rỗi), những người già định cư ở đây đang chờ đợi cái chết. Một số đã ở đây trong nhiều thập kỷ.

Hơn 300 người ở lại Mumukshu và hầu hết trong số họ trên 60 tuổi. Họ đến đây để chờ đợi những ngày cuối cùng của cuộc đời Trong một năm, khoảng 800 người từ khắp nơi trên đất nước đến để dành những ngày cuối cùng của họ ở Kashi. Trung bình mọi người được phép ở lại 15 ngày. Đối với một số người, có thể là hai hoặc ba ngày hoặc thậm chí một tháng cho đến khi họ qua đời.

Khám phá khách sạn dành cho những tín đồ tìm kiếm sự vĩnh hằng - 3

Vị du khách đặc biệt 75 tuổi đang chờ đợi chuyến hành trình vĩnh hằng của mình.

Kashi Labh Mukti Bhawan là một ngôi nhà khác, nơi bạn đến để chết. Nhưng không giống như Mumukshu, Mukti Bhawan chỉ dành cho những người được cho là sẽ chết trong vòng 15 ngày kể từ ngày "check-in". Nếu người đó không chết trong thời gian này, họ phải rời khỏi Mukti Bhavan và nhường phòng của mình cho người khác.

Nơi đây chỉ thu một khoản phí 20 rupee Ấn Độ (khoảng 6 nghìn đồng) và miễn phí cho người nghèo. Thậm chí nơi đây còn giúp những người khó khăn mua gỗ và các vật liệu khác cần thiết cho việc hỏa táng. 

Mukti Bhavan có 12 phòng với một ngôi đền nhỏ và nơi tu hành với các trang thiết bị cơ bản dành cho khách đến ở trọ.

Mặc dù nghe có vẻ vô lý nhưng Mukti Bhavan đón hàng nghìn du khách mỗi năm. Trong khi có nhiều du khách hơn vào mùa đông khi nhiều người chết hơn, thì số lượng du khách lại giảm vào mùa hè. 

Rất nhiều người Hindu tin rằng, trên mảnh đất Varanasi này, sông Hằng chảy hướng lên thiên đàng. Với những người theo đạo Hindu thì Vasanasi là thánh địa linh thiêng bậc nhất – thành phố của thần Shiva. Họ nguyện được chết tại đây, tro cốt phải được rải xuống sông Hằng, chu kỳ tái sinh vĩnh cửu (samsara) của họ sẽ kết thúc và đi tới cõi niết bàn (moksha).

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thạch An

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.