Đổi mới đào tạo, tuyển sinh ngành du lịch để thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngày 18/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên) tổ chức hội thảo khoa học quốc gia đào tạo về du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Đổi mới đào tạo, tuyển sinh ngành du lịch để thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19 - 1

Đổi mới đào tạo, tuyển sinh ngành du lịch để thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19 - 2Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam – khẳng định: trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hệ thống các cơ sở đào tạo về du lịch đã phát triển nhanh với hơn 100 trường đại học, cao đẳng tham gia đào tạo với cơ chế, chính sách đặc thù. Các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia lĩnh vực du lịch được xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện.

Hoạt động tổ chức đào tạo đã chuyển sang tiếp cận theo năng lực; gắn kết đào tạo với phát triển kỹ năng nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, dẫn đến người học sau khi ra trường thích ứng tốt hơn với nhu cầu xã hội.

Đổi mới đào tạo, tuyển sinh ngành du lịch để thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19 - 3

Đổi mới đào tạo, tuyển sinh ngành du lịch để thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19 - 4

PGS. TS. Trần Quang Tiến (bên phải) điều hành hội thảo

Tuy nhiên, theo PGS. TS. Trần Quang Tiến trong hai năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch, mối liên kết chặt chẽ, hiệu quả với doanh nghiệp bị đứt gãy, dẫn đến cơ hội thực hành, thực tập, việc làm tại doanh nghiệp gần như không còn. Vì vậy, chất lượng đào tạo ngành du lịch thời gian vừa qua cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

Tác động của đại dịch sẽ còn kéo dài nhiều năm, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng thích ứng với bối cảnh, tranh thủ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ để đẩy nhanh khả năng thích ứng và kiểm soát chất lượng đào tạo.

Đề cập đến khó khăn về đào tạo du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19 tại các trường đại học Việt Nam, giảng viên Nguyễn Thị Minh Hạnh – Trường ĐH Quảng Nam – cho rằng, đại dịch đã tác động không nhỏ đến ngành du lịch và nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, dịch bệnh còn ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành, nghề của sinh viên đã có mong muốn theo đuổi ngành du lịch. Bên cạnh những khó khăn, thách thức mà ngành du lịch trong nước và thế giới phải đối mặt, những ảnh hưởng mà các cơ sở đào tạo ngành, nghề du lịch đã phải trải qua thì cũng có những cơ hội, tiềm năng để các trường cao đẳng, đại học có đào tạo du lịch tìm những giải pháp mới trong giảng dạy, giúp sinh viên yên tâm chọn và theo đuổi ngành nghề.

Đổi mới đào tạo, tuyển sinh ngành du lịch để thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19 - 5

Đổi mới đào tạo, tuyển sinh ngành du lịch để thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19 - 6

Toàn cảnh hội thảo

Các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành này cần đẩy mạnh phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ số kết hợp tương tác của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc xây dựng lại các chương trình đào tạo, cải tiến phương thức tuyển sinh nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong tình hình mới cũng là việc làm hết sức thiết thực và tính quyết định.

Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học cũng có nhiều tham luận tập trung một số nội dung như: Nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá; Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động đào tạo các ngành du lịch và các giải pháp thích ứng hiệu quả. Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học về du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hội thảo khoa học quốc gia về đào tạo du lịch nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng đào tạo đại học các ngành du lịch trong 2 năm qua, xác định các yếu tố tác động đến thực trạng này, phân tích các khó khăn, thách thức và cơ hội do đại dịch Covid-19, xu hướng quốc tế hoá và giáo dục đại học 4.0. Các giải pháp, hàm ý chính sách và các đề xuất thực hành tốt dành cho các cơ sở đào tạo để thích ứng tốt với bối cảnh, gia tăng quy mô đào tạo và kiểm soát chất lượng đại học các ngành du lịch trong sự gắn kết chặt chẽ với sự phục hồi của các doanh nghiệp và sự chủ động triển khai các giải pháp tự thân của các trường đại học.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Phong (Báo GIáo dục thời đại)

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.