TP.HCM ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng, tăng không gian bến Bạch Đằng
UBND TP. HCM vừa phê duyệt đường Tôn Đức Thắng dọc bến Bạch Đằng (quận 1) sẽ đi ngầm dưới mặt đất cùng với bãi đỗ xe, không gian phía trên sẽ dành cho người đi bộ
Đường ngầm Tôn Đức Thắng được quy hoạch 2 làn xe mỗi hướng. Kết cấu ngầm đường Tôn Đức Thắng gồm tầng hầm 1 với bãi đậu xe công cộng và lối ra/vào, tầng hai với bãi đậu xe công cộng và đường ngầm Tôn Đức Thắng. Các lối ra/vào bãi xe ngầm sẽ có 2 làn xe riêng biệt và không được kết nối trực tiếp xuống đường ngầm Tôn Đức Thắng. Bãi đậu xe ngầm có sức chứa 300 xe hơi, nếu cần thiết thì có thể tận dụng một phần cho xe hai bánh.
Bên cạnh đó, khu vực Công trường Mê Linh cũng sẽ có tầng ngầm, trong đó xây dựng một vườn trũng ngầm ở giữa công trường; bố trí cửa hàng bán lẻ, quán cà phê, nhà hàng ở tầng ngầm này. Vườn trũng sẽ kết nối trực tiếp với bãi đậu xe ngầm ở dưới đường Tôn Đức Thắng, đồng thời bảo đảm kết nối với các tòa nhà xung quanh trong tương lai.
Đường Tôn Đức Thắng đoạn tiếp giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến Bạch Đằng
Bên trên, Công trường Mê Linh sẽ tạo không gian thoải mái và mát mẻ cho du khách. Giữa Công trường Mê Linh và sông Sài Gòn sẽ có 3 trạm xe buýt, trạm LTR (Light Rail Transit, đường sắt nhẹ, trạm có thể được xây dưới lòng đất) và trạm taxi thủy; đồng thời bảo đảm kết nối giao thông cho người đi bộ giữa các trạm này với vườn trũng. Phương tiện cũng có thể đi từ bãi đậu xe ngầm Tôn Đức Thắng đến Công trường Mê Linh và được bảo đảm an toàn qua lối vào bố trí tại tầng hầm thứ nhất, vốn sử dụng cho dịch vụ và bảo trì các cửa hàng thương mại bên dưới Công trường Mê Linh.
Lối đi bộ cũng sẽ được bố trí từ bãi đậu xe ngầm tới Công trường Mê Linh qua tầng hầm thứ nhất của đường Tôn Đức Thắng.
Cũng theo quy hoạch trên, dưới đường Nguyễn Huệ có ít nhất hai tầng hầm. Tầng thứ nhất được bố trí làm trung tâm thương mại ngầm và hai hoặc ba tầng giữ xe ở phía dưới. Ở tầng hầm thứ nhất có hành lang dành cho người đi bộ kết nối Nhà hát TP với công viên dọc sông Sài Gòn.
Các thang cuốn, thang máy kết nối giữa các tầng ngầm với mặt đất được bố trí gần các trạm xe buýt để người dân có thể dễ dàng đi lại giữa các trung tâm thương mại và hệ thống giao thông công cộng.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng nằm trong quy hoạch ngầm hóa tăng không gian
Ngoài ra, ở trung tâm TP.HCM còn có không gian ngầm dưới đường Lê Lợi. Hiện nay, ngoài đường metro 1 chạy dọc theo tuyến đường Lê Lợi hiện đã hoàn thành thì một doanh nghiệp đã nghiên cứu dự án trung tâm đô thị ngầm.
Với ba khu vực không gian ngầm được đưa vào quy hoạch chính thức tại quy chế quản lý kiến trúc trên, nhiều chuyên gia nhận xét hiện TP.HCM vẫn còn quá ít không gian ngầm. Không gian ngầm hiện nay cũng như trong tương lai gần là quá thiếu so với diện tích, dân số và nhu cầu phát triển của TP.HCM.
Từ mức giảm sâu ở quý 3 và quý 4-2021 lần lượt là -24,97% và -11,64%, đến nay, kinh tế TPHCM đã dần ổn định và phục...