Kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp - Mẹo hiểu để bạn ý đồng đội
Bài viết dưới đây chia sẻ kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp cực hữu ích mà có thể các bạn sẽ có lúc cần tới đó.
Nếu ở môi trường công sở, các bạn hợp tác rất ăn ý và luôn giữ được mối quan hệ mật thiết với nhau thì khi đi du lịch, câu chuyện này đôi khi lại khác. Vì mỗi người sẽ có sở thích khác nhau nên việc sinh hoạt, ăn uống và những trải nghiệm muốn thử cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn những kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp cực hữu ích mà vẫn rất đơn giản đó.
Cùng nhau học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Ảnh: Omar Lopez
Hãy để lại trong nhau những kỉ niệm đẹp
Mỗi chuyến du lịch là 1 cơ hội để chúng ta được đặt chân đến những vùng đất mới mẻ và xinh đẹp. Việc trải nghiệm những hoạt động độc đáo ở những địa danh đó sẽ còn thú vị hơn nữa nếu như được vui chơi cùng những người đồng nghiệp thân thiết của mình. Vì thế, đừng quá đặt nặng vấn đề vật chất hay thắng thua, hãy cố gắng để lại trong nhau nhiều kỉ niệm nhất có thể nhé. Áp dụng kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp này ngay thôi!
Để lại trong nhau những kỉ niệm đẹp. Ảnh: Sammie Chaffin
Phải làm gì khi bạn phải chia sẻ phòng khách sạn với đồng nghiệp?
Tips đi du lịch với đồng nghiệp sẽ mách bạn cách giải quyết 1 vài tình huống khó xử. Trong chuyến du lịch kết hợp công tác lần này, bạn được thông báo rằng sẽ phải ở chung với 1 người mà bạn không thân thiết cho lắm. Thậm chí, 2 người cũng chưa từng nói chuyện. Đừng quá lo lắng hay tự tạo áp lực cho bản thân. Hãy nghĩ rằng đây chính là cơ hội tuyệt vời để bạn gắn kết tình cảm với các đồng nghiệp mới. Cứ thoải mái cùng nhau sinh hoạt là 2 bạn sẽ cảm thấy vui ngay thôi.
Phải làm gì nếu cùng nhau chia sẻ phòng khách sạn? Ảnh: Unsplash
Phải làm gì khi bạn đi du lịch cùng người đồng nghiệp nói quá nhiều?
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Nếu đã bóng gió mà đồng nghiệp vẫn cố tình không hiểu, bạn cần nói thẳng rằng bạn cần có thời gian nghỉ ngơi và chúng ta có thể trò chuyện sau đó được không? Tuy nhiên, hãy áp dụng kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp này 1 cách khéo léo để tránh mất lòng nhau. Nếu không, hãy tránh sang 1 nơi khác để nghỉ ngơi nhé.
Nếu đồng nghiệp nói quá nhiều? Ảnh: Elevate
Phải làm gì khi bạn đi du lịch cùng những người đồng nghiệp mê tiệc tùng?
Ngoài việc nhắc nhở mọi người rằng lịch trình của ngày hôm sau bắt đầu lúc 8 giờ, bạn cần khẳng định lại nếu đã ở chung thì nên tôn trọng giờ giấc và thời gian nghỉ ngơi của nhau. Và nếu đồng nghiệp có lỡ quá chén sau 1 ngày trải nghiệm thì cũng đừng vội cáu gắt mà hãy nhẹ nhàng nhắc nhở nhé. Với mẹo du lịch với đồng nghiệp này, tin rằng không ai nỡ từ chối bạn đâu.
Những người đồng nghiệp quá đam mê tiệc tùng. Ảnh: Levi Guzman
Phải làm gì khi đồng nghiệp của bạn có cái tôi quá cao?
Kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp vô cùng có ích vì nó sẽ hỗ trợ bạn trong những tình huống chẳng mong muốn đó. Dù đi cùng nhau, ở chung một phòng khách sạn nhưng người đồng nghiệp vẫn giữ nguyên thói quen sinh hoạt và sở thích cá nhân. Họ cũng không chịu điều chỉnh để thích nghi với mọi người. Lúc này, hãy nhắc nhở họ vào những thời điểm phù hợp hoặc lúc họ cảm thấy vui vẻ nhất nhé.
Cái tôi quá lớn? Ảnh: Unsplash
Chia sẻ kinh phí
Vấn đề kinh phí luôn là câu chuyện rất đau đầu và thường dễ gây ra bất đồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Tốt nhất, trong những hoàn cảnh này, hãy thương lượng với nhau trước nhé. Nếu bạn đã trả tiền cho bữa tối nay thì đồng nghiệp cũng nên chi tiền cho bữa trưa hôm sau. Bởi vì việc rạch ròi trong chi phí sẽ giúp niềm vui của các bạn không bị gián đoạn nên đừng bỏ qua kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp này nhé.
Hãy cùng nhau chia sẻ kinh phí. Ảnh: Duy Pham
Hãy linh hoạt trước những thay đổi bất ngờ
Có rất nhiều những tình huống có thể xảy ra đòi hỏi các bạn phải có sự thay đổi linh hoạt. Điều này được xem là 1 trong những kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp rất quan trọng. Mặc dù bạn không thể tự quyết định cho cả nhóm đồng nghiệp là nên làm cái này hay bỏ cái kia, nhưng ít ra, các bạn sẽ cần trao đổi để thay đổi mọi thứ cho phù hợp. Lưu ý khi đi du lịch với đồng nghiệp, đừng áp dụng lịch trình 1 cách quá quy tắc nhé.
Linh hoạt trước thay đổi bất ngờ. Ảnh: Chang Duong
Hãy thành thật với nhau
Để trở thành 1 người bạn đồng hành ăn ý, trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng nên thành thật, thành thật với chính mình và với cả những người đi cùng. Nếu bạn gặp khó khăn trong khi leo lên đỉnh Phanxipang ở Sapa, hãy lên tiếng để nhận sự hỗ trợ. Nếu đồng nghiệp của bạn chia sẻ thành thật rằng việc dạo quanh kinh thành Huế khiến họ chóng mặt, các bạn có thể cắt bớt chương trình. Áp dụng linh hoạt kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp này để có 1 chuyến đi mĩ mãn nhé.
Hãy thành thật với nhau. Ảnh: Courtney Cook
Hãy nhắc nhở khéo léo rằng chúng ta đều quan trọng với nhau
Nếu bạn cảm thấy thất vọng và chán nản về người bạn đồng hành của mình, hãy nói lên quan điểm và tìm cách giải quyết. Bởi vì họ thú vị và có nhiều điều tốt, nên bạn mới chọn họ làm người bạn đồng hành. Vì thế, hãy kết thúc cảm giác tiêu cực này và khiến sự quan trọng của nhau tạo thành những điều tốt đẹp. Mặc dù cẩm nang du lịch với đồng nghiệp này ai cũng biết nhưng không phải ai cũng thực hiện đâu.
Khéo léo nhắc nhở rằng mỗi người đều là 1 mảnh ghép quan trọng. Ảnh: Joel Muniz
Chấp nhận và bỏ qua những điều nhỏ nhặt cho nhau
1 tips du lịch với đồng nghiệp rất quan trọng mà mọi người thường bỏ qua đó chính là chấp nhận sự khác biệt. Trong chúng ta, không ai là hoàn hảo. Mỗi người luôn sở hữu những khuyết điểm và thiếu sót khác nhau. Do vậy, việc chỉ trích lẫn nhau chỉ khiến cả 2 bạn khó chịu. Hãy học cách chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau. Có thể, các bạn sẽ khám phá ra những điều bất ngờ và thú vị hơn đó.
Bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Ảnh: Unsplash
Rủ nhau chụp lại những khoảnh khắc khắc vui “tới bến”
Có rất nhiều kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp thú vị. Ví dụ, việc khám phá những điểm du lịch mới mẻ sẽ mang lại cho các bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Thay vì cứ nhớ mãi không quên khoảnh khắc cãi nhau ngày hôm qua, tại sao không cùng nhau chụp lại những khoảnh khắc “vui tới bến” ngày hôm nay. Ngoài ra, hãy tắt các mạng xã hội liên hệ thông thường để có được những trải nghiệm đáng giá nhất nhé.
Cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Ảnh: Cande Westh
Không nên tham gia 1 đoàn quá đông
Lưu ý khi đi du lịch với đồng nghiệp, đừng đi theo nhóm quá đông hay quá ít. Có 1 vài nghiên cứu tư vấn rằng, hãy chọn nhóm đồng nghiệp dưới 8 người và đảm bảo bạn biết ít nhất về 1 vài người trong số đó. Lý do rất đơn giản, 1 đoàn quá đông sẽ hạn chế cơ hội tiếp xúc, giao lưu hay chuyện trò của các bạn. Thay vào đó, các mâu thuẫn và bất đồng ý kiến sẽ dễ xảy ra hơn. Ngược lại, nếu nhóm quá ít thì các bạn lại hiếm được có dịp trải nghiệm những niềm vui tập thể bất tận đó.
Đừng đi với đoàn quá đông. Ảnh: Luke Porter
Khơi dậy cho nhau cảm hứng mỗi lúc có ai đó cảm thấy mệt mỏi
Kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp chỉ ra rằng, có 1 thực tế là những người trong đoàn rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý lẫn nhau. Nếu bạn đồng hành của bạn ủ rũ, sầu não và muốn lấy chuyến đi làm dịp để giải sầu thì bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Còn với những người luôn có cảm xúc tích cực, chuyến du lịch của bạn chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều niềm vui đó. Ghi nhớ ngay mẹo du lịch với đồng nghiệp này thôi!
Khơi dậy cảm hứng trong nhau khi cần. Ảnh: Unsplash
Những kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp phía trên hẳn đã mang lại cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích đúng không? Trải nghiệm du lịch được coi là 1 niềm vui tuyệt vời để chúng ta có thời gian giải tỏa, nghỉ ngơi và thư giãn. Vì thế, hãy cùng nhau thoải mái, lắng nghe và tận hưởng khoảng thời gian này. Và hơn hết, hãy để những người đồng nghiệp ăn ý với bạn từ lúc làm việc đến khi đi chơi nhé.
Khi vào một nhà hàng ở Rome, bạn chỉ nên gọi món khi đã được cung cấp menu cũng như biết rõ giá tiền.