Khi lễ tân khách sạn khiến người thuê nếm mùi cay đắng
Nếu bạn nhận được số phòng khách sạn 1212, hãy đổi phòng ngay vì rất có thể bạn đang bước vào một thế giới kinh hoàng.
Trong cuốn hồi ký của mình, Jacob Tomsky, một cựu chuyên gia tuyển dụng nhân viên khách sạn, đã tiết lộ nhiều mặt tối trong ngành công nghiệp phục vụ này. Một trong số đó là sự trả thù trong im lặng của các lễ tân khách sạn đối với những người thuê phòng thô lỗ, hách dịch hay bất lịch sự, theo NewYorkPost.
Nếu bạn du lịch tới thành phố New York và nghỉ lại ở bất kỳ khách sạn nào, hãy lưu ý số phòng của mình. Nếu lễ tân trao cho bạn chiếc chìa khóa có số phòng là 1212, hãy ngay lập tức xin đổi phòng.
Jacob hiện sống ở Brooklyn, New York. Ảnh: News.
Đây thực sự là một căn phòng kinh khủng, khi mà chuông điện thoại đổ liên tục, 24h mỗi ngày không phân biệt ngày đêm. Lý do là mã vùng điện thoại của thành phố New York là 212. Nhưng không phải ai cũng biết phải thêm số 9 vào đằng trước để có thể gọi được nội thành, và phần lớn mọi người sẽ bấm 1-212. Con số này trùng với số phòng 1212 và bạn sẽ là người lãnh hậu quả.
Jacob cũng cho biết, nếu nhận được số phòng này, bạn cũng nên xem lại thái độ cư xử của mình với lễ tân và nhân viên khách sạn. Căn phòng này không phải được sắp xếp cho bạn một cách tình cờ. Và bạn chỉ được xếp phòng đó khi có thái độ khiến lễ tân khó chịu, ghét bỏ và đây là cách trả thù tinh ranh mà họ dành cho bạn.
Lễ tân khách sạn thường là những người phải làm việc trong nhiều giờ liên tục, nhưng lại không được khách hàng tôn trọng do vị trí khiêm tốn của mình. Ảnh: News.
Một trong những lời nói dối mà lễ tân hay dùng nhất với khách chính là: căn phòng nào ở đây cũng giống nhau. Câu nói này nhằm xoa dịu cảm giác khó chịu của khách về căn phòng không ưng ý. Nhưng nếu bạn khiến lễ tân cảm thấy vui vẻ, và thể hiện sự tôn trọng họ, rất có thể bạn sẽ được nâng cấp phòng miễn phí lên những vị trí đẹp hơn.
Nếu từng gặp khó khăn trong việc dùng thẻ từ để mở khóa phòng của mình, có thể bạn đang bị lễ tân chơi khăm vì đã khiến họ khó chịu trước đó. Họ chắc chắn sẽ rất thích thú ngồi đợi bạn bối rối quay lại quầy lễ tân để đổi lấy một chiếc chìa khóa khác giống hệt. Điều khác biệt duy nhất là chiếc này đã được kích hoạt để có thể mở phòng, còn chiếc kia thì không.
Ngoài ra, các nhân viên khách sạn cũng có những chiêu trả thù "vặt" khác như cố tình tính phí các món đồ bạn không dùng trong quầy minibar. Một số nhân viên, theo Jacob từng biết, đã trộm đồ trong phòng để bạn phải đền tiền.
Nhiều người có suy nghĩ bàn chải đánh răng trong phòng khách sạn đều sạch. Trên thực tế, có thể chúng đã bị bí mật làm bẩn để trả thù những người khách lỗ mãng, khó chịu. Điều đó cũng tương tự đối với đồ dùng bằng kính như cốc, chén.
Trong hơn 10 năm gắn bó với ngành dịch vụ khách sạn, Jacob cũng thừa nhận anh từng thực hiện một cuộc gọi "chơi khăm" khách hàng thô lỗ. Đó là cuộc gọi mạo danh vào lúc nửa đêm và nói rằng người khách này sống chả ra gì.
Cặp du khách trẻ dựng lên màn kịch bị ngộ độc thức ăn và sự việc chỉ thực sự sáng tỏ khi cảnh sát nhìn thấy các...