Sự phục hồi san hô tự nhiên đang diễn ra ở Vịnh Nha Trang

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tại khu vực biển Hòn Chồng - Đặng Tất có diện tích san hô khoảng 4,8ha, độ phủ san hô tạo rạn trung bình toàn vùng 32,4%. San hô ở đây đang phát triển rất tốt.

Sự phục hồi san hô tự nhiên đang diễn ra ở Vịnh Nha Trang - 1

Các nhà khoa học khảo sát, nghiên cứu san hô ở vịnh Nha Trang. Ảnh: ĐẶNG VĂN LONG.

Theo kết quả khảo sát, đánh giá của Viện Hải dương học và BQL vịnh Nha Trang trong quý I/2024 cho thấy, san hô sống có độ phủ trung bình trên toàn khu vực vịnh biển Nha Trang là 12,81%.

Về thành phần loài đã xác nhận được 12 giống san hô cứng và 3 - 4 giống san hô mềm trên tuyến mặt cắt khảo sát. Xét đến xu thế biến động, độ phủ san hô sống tại hai trạm quan trắc thường xuyên rạn san hô Hòn Mun (tây bắc và tây nam Hòn Mun) đang trong quá trình phục hồi. Đặc biệt, tại khu vực biển Hòn Chồng - Đặng Tất có diện tích san hô khoảng 4,8ha, độ phủ san hô tạo rạn trung bình toàn vùng 32,4%. San hô ở đây đang phát triển rất tốt. 

Theo Tiến sĩ Manuel Gonzalez Rivero - Trưởng nhóm Giám sát và Phục hồi san hô, Viện Khoa học biển Australia, qua các chuyến khảo sát của ông và các nhà khoa học Việt Nam tại vịnh Nha Trang vào đầu tháng 4 đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực là san hô non ở vịnh Nha Trang đang phát triển, quá trình phục hồi san hô tự nhiên đang diễn ra.

Trước năm 2022, Đầm Bấy có khoảng 3 ha rừng ngập mặn; nhờ các chương trình trồng rừng, đến nay đã phát triển lên được 8 ha. Tại Hòn Mun, có thể dễ dàng nhìn ngắm những đàn cá và hệ sinh thái biển tuyệt đẹp. Khu vực bãi tắm được phân vùng, thả phao nổi, giới hạn vùng tắm để hoạt động du lịch, tắm biển không ảnh hưởng đến rạn san hô. Trên vịnh Nha Trang, hiện nay có những vùng biển giăng phao cấm để thực hiện thí nghiệm đề án cấy san hô trên giá thể nhân tạo.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

N.N