Người Việt đang ăn sáng ra sao?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Có rất nhiều người bỏ qua bữa ăn sáng, với lý giải bỏ bữa sáng và ăn bữa trưa no hơn, để tiết kiệm một phần nhỏ chi tiêu hàng ngày.

Một nội dung trong Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực (F&B) tại Việt Nam năm 2023 do iPOS vừa công bố, khiến nhiều người bất ngờ khi tỷ lệ bỏ bữa ăn sáng tiếp tục tăng mạnh, với tỷ lệ cao gần gấp đôi so với con số của năm 2022.

Người Việt đang ăn sáng ra sao? - 1

Bữa ăn sáng rất quan trọng nhưng nhiều người lại bỏ qua.

Trong khoảng 4.000 thực khách chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… mà đơn vị này đã nghiên cứu, phỏng vấn, có đến 17,5% cho biết họ bỏ qua bữa ăn sáng. Con số này cao gần gấp đôi tỷ lệ 9,3% trong năm 2022.

Những người bỏ bữa ăn sáng lý giải họ sẽ ăn bữa trưa no hơn, để tiết kiệm một phần nhỏ chi tiêu hàng ngày. Đáng chú ý, có 8,5% người được hỏi khẳng định không ăn sáng, phần nhiều đó là những người độc thân.

Chỉ có 5,4% người Việt được hỏi cho biết họ chi tiêu mạnh tay cho bữa sáng, và nhóm những người đã kết hôn thường chú trọng vào bữa sáng hơn so với nhóm còn lại.

Mặc dù là bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng theo khảo sát, trong 4.000 người, chỉ có 205 người sẵn sàng chi tiêu trên 40.000 đồng cho bữa ăn đầu ngày để đảm bảo năng lượng cho ngày làm việc mới. Còn lại mức chi phổ biến nhất cho bữa sáng chỉ ở khoảng giá từ 10.000 - 20.000 đồng, và thường dành để mua các món ăn đơn giản, ăn nhanh như bánh mì, bánh bao, xôi,....

Với bữa trưa, nghiên cứu cho thấy phần nhiều người Việt coi là bữa cơm vội vàng nhưng đều chịu chi hơn bữa sáng. Khoản giá phổ biến nhất của bữa trưa ở mức 31.000-50.000 đồng.Tuy nhiên, trong năm 2023, khá nhiều người chỉ dành 20.000-30.000 đồng để ăn trưa.

Nhóm thực khách dành từ 51.000 – 70.000 đồng để ăn trưa chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 11/%. Cùng với đó, chỉ khoảng 7,3% người chi  từ 70.000 đồng trở lên để ăn trưa.

Với bữa tối, dù không được coi là bữa chính trong ngày những chi phí lại được thực khách Việt chi mạnh tay nhất. Phần lớn mọi người dành từ 51.000 đồng đến hơn 100.000 đồng cho bữa tối. Trong đó, khoảng 16,7% người nói họ chi 51.000-70.000 đồng cho bữa ăn tối và gần 15% người đã chi trên 100.000 đồng với bữa ăn cuối ngày này. So với năm 2022, số thực khách chi trên 100.000 cho bữa tối tăng gấp 3,5 lần.

Đáng chú ý, bữa tối được nữ giới mạnh tay chi tiêu hơn. Có 16,3% thực khách nữ cho biết họ sẵn sàng chi 100.000 đồng cho bữa tối, trong khi chỉ 12,7% nam giới ăn tối với mức giá này.

Tuy nhiên, vào những dịp đặc biệt, nam giới Việt cầu kỳ hơn so với, họ sẵn sàng trả đến 1.000.000 đồng/người cho ăn uống dịp đặc biệt. Mức giá này tương đương ăn uống tại các nhà hàng phân khúc cao cấp.

Báo cáo thị trường kinh doanh F&B tại Việt Nam năm 2023 cũng cho thấy người Việt đang có xu hướng ăn ngoài thường xuyên hơn. Có tới 17,1% thực khách ra ngoài ăn hàng ngày và gần 29% khách thừa nhận ra ngoài ăn 3-4 lần/tuần.

Nhu cầu ăn uống bên ngoài của nam giới cao hơn thực khách nữ, với tỷ lệ lần lượt là 21,1% và 14,4%.

Năm 2023 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ từ cơ cấu chi tiêu của thực khách. Báo cáo của iPOS cho thấy người tiêu dùng cũng mạnh tay chi tiêu hơn cho các dịch vụ ăn uống, không chỉ hẳn là dịp đặc biệt. Đây cũng là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành kinh doanh nhà hàng trung và cao cấp, không chỉ bởi số lượng gia tăng tương ứng của nhóm khách hàng trung lưu, mà còn từ hiệu ứng giải thưởng Michelin tại Việt Nam.

Đồng thời, doanh thu thị trường ăn ngoài tại Việt Nam đã phục hồi sát mốc trước dịch COVID-19, với 538.500 tỷ đồng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hà Linh

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!