Kinh tế tuần hoàn - Luật chơi mới trong thương mại, đầu tư

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vấn đề giảm phát thải, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hiện đã trở thành luật chơi mới về thương mại, đầu tư toàn cầu.

Kinh tế tuần hoàn - Luật chơi mới trong thương mại, đầu tư - 1

Các khách mời trao đổi tại tọa đàm.

Ngày 27/11, Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh tổ chức tọa đàm: Kinh tế tuần hoàn, trung hòa carbon – Con đường tất yếu. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động hướng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, nhằm góp phần truyền thông, phản biện chính sách, thúc đẩy việc thực hiện kịp thời các cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại COP26.

Tại tọa đàm, các doanh nghiệp đã chia sẻ những mô hình kinh tế tuần hoàn tiên phong tại Việt Nam với những lợi ích to lớn. Ông Vijay Kumar Panday - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Thực phẩm sữa TH cho biết: "Dự án trang trại của TH tại Nghệ An là dự án chăn nuôi bò sữa tập trung khép kín công nghệ cao, bắt đầu từ cánh đồng cỏ, ngô nguyên liệu đến trang trại chăn nuôi bò, lấy sữa. Chúng tôi phát triển bền vững với 6 trụ cột gồm: Dinh dưỡng và sức khỏe, môi trường, con người, giáo dục, cộng đồng và phúc lợi động vật". 

Trong chuỗi sản xuất tuần hoàn tại Tập đoàn TH, sản phẩm phụ và rác thải của quy trình này lại trở thành nguyên liệu đầu vào của một quy trình khác, ở đó vòng đời của vật liệu được duy trì lâu nhất có thể, trước khi thải ra môi trường, từ đó phát thải được giảm thiểu. 

Ông Vijay Kumar Panday khẳng định: "Chúng tôi đã có những phương pháp hiệu quả vì môi trường như: Lắp đặt điện mặt trời trên các mái trang trại, nhà máy TH nhằm cung cấp năng lượng sạch; xây dựng nhà máy chế biến phân vi sinh sạch tiêu chuẩn quốc tế từ chất thải trang trại bò sữa TH, nhà máy xử lý nước thải…".

Trong năm 2022 phát thải carbon trực tiếp và gián tiếp Nhà máy TH ở Nghĩa Đàn đã giảm xuống chỉ còn 0,1 kg CO2/sản phẩm, mức thấp vượt trội so với kết quả giảm phát thải của các nhà máy sữa ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tổng phát thải CO2 trực tiếp và gián tiếp (scope 1,2) trên một đơn vị sản phẩm tại các nhà máy, trang trại TH giảm trung bình hơn 20% trong năm vừa qua.

Kinh tế tuần hoàn - Luật chơi mới trong thương mại, đầu tư - 2

Sản phẩm của TH được sản xuất bằng quy trình công nghệ hiện đại.

Việc chuyển đổi từ việc sử dụng dầu FO (nhiên liệu hóa thạch) sang nhiên liệu sinh khối (đốt gỗ dăm phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến gỗ) tại nhà máy giúp giảm hơn 85% tổng phát thải khí nhà kính so với năm 2021.

Đồng thời, hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái các nhà máy và trang trại TH tại Nghệ An, Phú Yên đã giúp thu hồi gần 5.000 tấn CO2 mỗi năm.

Nhiều cách làm sáng tạo được triển khai tại Tập đoàn TH, chẳng hạn tất cả đèn chiếu sáng trong trang trại và nhà máy đều được chuyển đổi sang đèn LED. Riêng việc này đã giúp tiết kiệm 5.000.000 kWh điện, tương đương giảm xấp xỉ 4.000 tấn CO2/năm. Sáng kiến đã nhận được Giải Khuyến khích về tiết kiệm năng lượng và Giải thưởng Người quản lý năng lượng tốt từ Bộ Khoa học Công nghệ.

Một doanh nghiệp khác, ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Nestlé Việt Nam cho biết, các cải tiến thiết kế nhằm loại bỏ những phần bao bì không cần thiết, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh, thay thế bằng nguyên liệu thân thiện môi trường đã giúp Nestlé Việt Nam giảm gần 2.500 tấn bao bì nhựa trong 2 năm (2021 - 2022). Đến nay, khoảng 94% bao bì sản phẩm của công ty được thiết kế có thể tái chế và tái sử dụng.

Bà Lê Thị Ngọc Mỹ, Giám đốc Phát triển bền vững Heineken Việt Nam cũng cho biết, Heineken Việt Nam đã đạt “không rác thải chôn lấp” tại tất cả 6 nhà máy từ năm 2021, sớm hơn 4 năm so với tham vọng của Heineken Việt Nam và Heineken toàn cầu.

Heineken Việt Nam đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE của tổ chức Ellen MacArthur Foundation, trong đó Re (Regenerate) là tái tạo; S (Share) là chia sẻ; (Optimize) là tối ưu hóa; L (Loop) là tuần hoàn; V (Virtualize) là số hóa; E (Exchange) là đổi mới.

Các khách mời tại tọa đàm cũng nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc lan tỏa mạnh mẽ những hành động chuyển đổi xanh của các ngành, đơn vị, địa phương, thay đổi và nâng cao nhận thức, hành vi của cộng đồng. Qua đó góp phần hiện thực hóa công cuộc chuyển dịch xanh, thúc đẩy thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại COP26

Trong khuôn khổ tọa đàm, Câu lạc bộ Báo chí phát triển xanh đã chính thức công bố giải Báo chí Phát triển Xanh thường niên lần thứ I. Giải báo chí Phát triển Xanh là hoạt động góp phần tuyên truyền, truyền thông; tham vấn, phản biện chính sách; thúc đẩy thực hiện kịp thời các cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại COP26 và tăng cường thực hiện chủ trương, cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, tài chính xanh, thúc đẩy thị trường carbon…

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thanh Hoàng

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!