Noel &“Bánh khúc cây”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vòng quanh vài con phố, chắc chắn bạn sẽ thấy không khí Giáng Sinh đang tưng bừng, rộn ràng, bận rộn trang trí hang đá, ông già Noel, chiếc xe Tuần lộc chở đầy ắp quà hay trang trí đèn nhấp nháy cho cây thông Noel, và ở một số xóm Đạo còn treo đèn rực rỡ khắp các ngõ ngách trong xóm… Tuy nhiên, sẽ thiếu sót nếu Giáng sinh chỉ có hang đá, đèn màu, cây thông mà còn phải kể đến các món bánh kẹo truyền thống không chỉ ngon mà còn có ý nghĩa. Hãy cùng Tạp Chí Du lịch TPHCM “thưởng thức” một số các loại bánh kẹo truyền thống trong dịp Giáng sinh này nhé!

Noel &“Bánh khúc cây” - 1

BÁNH KHÚC CÂY

Nhắc đến Giáng sinh thì không thể nào quên chiếc bánh đặc biệt chỉ dành cho dịp lễ truyền thống này. Chiếc bánh phổ biến đến nỗi, ngày nay không chỉ ở các nước phương Tây mà ngay cả ở phương Đông, cứ đến dịp Giáng Sinh, các tiệm bánh đều trưng bày loại bánh này. Dù tên gọi khác nhau tùy mỗi quốc gia, như là bánh Buche De Noel ở Pháp; bánh Whisky Dundee của người Scotland nhưng cách trình bày và trang trí cho Giáng sinh cũng đều là chiếc bánh khúc cây. 0Vậy tại sao bánh lại có hình khúc cây?

Có ý kiến cho rằng, đó là vì tập tục cổ xưa, vào trước đêm Giáng sinh, mọi người phải vào rừng chặc hoặc tìm một khúc cây lớn đem về nhà làm lễ dâng rượu. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, rắc thêm ít dầu, muối, rượu nóng và mọi người sẽ bắt đầu nghi thức cầu nguyện. Người ta tin rằng làm như vậy sẽ bảo vệ được gia đình khỏi những điều không may và sự xâm nhập của ma quỷ. Vào khoảng năm 1875, một người thợ làm bánh đã nghĩ ra việc làm một chiếc bánh ngọt được tạo hình khúc cây cho đêm Giáng sinh thay thế cho khúc củi thật. Sau này, các thợ làm bánh khéo tay trang trí thêm cho chiếc bánh trở nên sinh động với những chiếc nấm bằng đường, ông già Noel với cỗ xe Tuần lộc, cây thông Noel hoặc các con thú (thỏ, gấu), thảm cỏ, người tuyết…

Noel &“Bánh khúc cây” - 2

KẸO CHIẾC GẬY

Xếp sau chiếc bánh khúc cây, một trong các món ăn không thể thiếu trong dịp Giáng sinh là loại kẹo hình chiếc gậy màu đỏ trắng đặc trưng. Ban đầu, kẹo chỉ có một màu trắng và có thẳng như cây que, sau này, người ta mới bẻ cong một đầu để thành hình chiếc gậy, pha thêm màu trắng để tạo sự nổi bật và pha thêm vị Bạc hà vào kẹo. Vậy kẹo chiếc gậy có ý nghĩa gì?

Nếu bạn lật ngược chiếc gậy này lại, bạn sẽ có 1 chữ “J” trong bảng chữ cái, có nghĩa là tên của Đức Chúa Jesus, màu trắng thể hiện sự trong sạch của Thiên Chúa, màu đỏ tượng trưng cho sự đau đớn mà Đức Chúa phải chịu.

Noel &“Bánh khúc cây” - 3

BÁNH QUY GỪNG

Từ thời Hy Lạp cổ đại, người Ai Cập sử dụng loại bánh này cho mục đích nghi lễ. Ban đầu, khi món bánh này du nhập vào phương Tây, thì chỉ dành riêng cho giới quý tộc và thượng lưu, vài năm sau đó, Bánh gừng đã tiếp cận gần hơn với công chúng, trở thành món ăn phổ biến vào dịp lễ Giáng sinh cho đến ngày nay. Vì sao Bánh Quy gừng lại có hình người? Đó là vì Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất là người đầu tiên làm ra loại Bánh Quy gừng hình người đầu tiên của nước Anh với ruy băng đỏ vòng quanh cổ.

Người Đức rất ưa chuộng món Bánh gừng Lebkuchen trong ngày Noel. Món này vừa giống bánh quy vừa giống Bánh Gatô. Loại bánh truyền thống chỉ có mật ong và hạt tiêu, vừa ngọt vừa cay, nay có thêm lớp đường và mứt đầy màu sắc, rất hấp dẫn mọi người.

Noel &“Bánh khúc cây” - 4

BÁNH QUY TẶNG ÔNG GIÀ NOEL

Theo truyền thống, vào đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ đem quà cho các trẻ em ngoan, ông sẽ trèo xuống ống khói vào nhà, đặt quà vào những chiếc vớ treo ở lò sưởi hoặc dưới cây thông Noel. Vì ông đi một đoạn đường rất xa đế đến tặng quà nên ông rất mệt. Vì thế, các bạn nhỏ thường hay để một vài chiếc bánh quy và một ly sữa trên bàn như một cử chỉ bày tỏ sự biết ơn của mình đến Ông già Noel.

Noel &“Bánh khúc cây” - 5

 BÁNH PAVLOVA

Món bánh này được tiêu thụ rất nhiều trong các dịp lễ, đặc biệt là vào dịp lễ Giáng sinh ở Nga. Bánh được trang trí theo tông màu đỏ của hạt lựu, dâu… trên nền kem sữa trắng để phù hợp với không khí của đêm Giáng sinh

Hoàng Kim (Tổng hợp)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.