Hàng Tết bắt đầu lên kệ siêu thị
Tại TP.HCM, có hơn 30.000 tấn hàng hóa được chuẩn bị cho dịp Tết Quý Mão. Tại nhiều siêu thị, hàng hóa Tết đã bày lên kệ phục vụ người dân mua sắm.
Tết Nguyên đán 2023 chỉ sau Tết Dương lịch 20 ngày, thay vì 1-2 tháng như Tết các năm trước. Đến thời điểm này, các nhà cung cấp cũng như đơn vị phân phối lớn đã chuẩn bị hàng Tết, phục vụ kỳ mua sắm lớn nhất năm.
Trả lời chất vấn của Đại biểu tại kỳ họp thứ 8, khóa X, HĐND TP.HCM ngày 8/12, liên quan đến cung ứng hàng hóa Tết, để không gây biến động giá cả, Giám đốc Sở Công thương Bùi Tá Hoàng Vũ thông tin, các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn đã chủ động chuẩn bị nguồn hàng Tết Quý Mão tăng 15%-30% so với năm ngoái. UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch bình ổn thị trường, chuẩn bị hàng hóa cho Tết.
Hàng tết bắt đầu lên kệ phục vụ nhu cầu mua sắm lớn nhất năm. Ảnh: VGP
TP.HCM cũng đã huy động các doanh nghiệp dự trữ nguồn hàng. Theo đó, đã có hơn 30.000 tấn hàng hóa được chuẩn bị cho người dân dịp Tết. Cụ thể, lương thực 5.253 tấn; đường 2.031 tấn; dầu ăn 2.356 tấn; thịt gia súc 5.603 tấn; thịt gia cầm 8.481 tấn; thực phẩm chế biến 1.485 tấn; rau củ quả 9.255 tấn; thủy hải sản 297 tấn; trứng gia cầm 54,4 triệu quả và khoảng 1.600 tấn gia vị.
Nguồn hàng về TP.HCM qua kênh phân phối hiện đại như siêu thị (khoảng 25%-30%), còn lại qua các chành vựa, chợ đầu mối khoảng 70%, với khoảng 7.200 tấn lương thực thực phẩm mỗi đêm.
Ông Vũ khẳng định nguồn hàng Tết năm nay đảm bảo dồi dào, nhưng giá lương thực, thực phẩm hiện nay có tăng 2%4%,
Giám đốc Sở Công Thương cũng cam kết các doanh nghiệp đầu mối của TP.HCM đã dự trữ đầy đủ lượng xăng dầu cho trước và sau Tết.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hà Nội đã sớm triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu năm 2022 từ tháng 7/2022 tới 5/2023.
Lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng 15% với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021. Hiện nay các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng trung bình từ 15-30% so với kế hoạch Tết 2022. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng. Thủ đô có hơn 12.000 điểm bán hàng, trong đó có 132 siêu thị, trên 8.000 cửa hàng kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh 1.269 sạp hàng tại chợ truyền thống và 517 bếp ăn.
Giá hàng hóa Tết năm nay, nhất là lương thực, thực phẩm sẽ tăng so với năm ngoài. Ảnh: K.Ngân
Sở Công Thương Đà Nẵng cũng cho biết, hàng hóa phục vụ Tết Quý Mão tăng 20-25% so với năm ngoái, với tổng giá trị hàng lương thực, thực phẩm là 2.000 tỷ đồng, phân phối thông qua đầu mối và siêu thị, chợ... đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Tại Hội nghị về công tác chuẩn bị Tết, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 do Bộ Công Thương chủ trì ngày 8/12, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, địa phương, Thị trường hàng hóa giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão được dự đoán sôi động hơn nhiều, dù giá cả hàng hóa năm nay tăng hơn so với trước. Nhu cầu hàng hóa tăng cộng với việc Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau, nên công tác dự trữ chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đã và đang được gấp rút triển khai.
Ước dự trữ hàng hóa cả nước cho Tết Quý Mão tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tập trung chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống/thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường...
Giỏ quà Tết là mặt hàng sôi động nhất tại các siêu thị những ngày này. Ảnh: D.Việt
Theo khảo sát của Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, nhiều hệ thống phân phối lớn đã hoàn tất kế hoạch tăng lượng hàng dự trữ, tập trung vào thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, gạo, nước mắm, dầu ăn… và sản phẩm được người tiêu dùng mua sắm phổ biến dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, hệ thống phân phối cũng đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để đẩy mạnh tiêu thụ.
Hiện các mặt hàng như gạo, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống... đã được MM Mega Market tập trung chủ động nguồn hàng hóa, tăng lượng mua vào, với tổng giá trị hàng hóa hơn 1.000 tỷ đồng. Đơn vị đã tăng lượng hàng dự trữ tùy từng nhóm hàng tối thiểu từ 200% trở lên để phục vụ cho dịp cao điểm mua sắm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023.
Từ 15-21/1/2023, MM Mega Market bắt đầu trưng hàng Tết để người dân linh hoạt thời gian mua sắm, không bị dồn vào những ngày cận Tết.
WinCommerce cũng cho biết đã chuẩn bị nguồn hàng tăng 30% so với thời điểm thông thường, để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán 2023.
Aeon Việt Nam dự kiến tăng từ 10-20% số lượng đối với các mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm như giỏ quà Tết, đồ khô các loại, bánh kẹo, thời trang... Giai đoạn cận Tết, Aeon sẽ tập trung cung cấp các sản phẩm thực phẩm đa dạng về chủng loại, với nhiều mức giá để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.
Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc vận hành hệ thống siêu thị WinMart, cho biết từ đầu tháng 12, hệ thống WinMart/WinMart+ ghi nhận lượng người mua sắm nhộn nhịp so với tháng trước. Khách hàng chủ yếu mua hàng hóa, giỏ quà Tết phục vụ biếu tặng.
Để chuẩn bị cho Tết Quý Mão 2023, WinCommerce đã lên kế hoạch cung ứng hàng hóa với sản lượng lớn từ vài tháng trước Tết. Năm nay, sản lượng hàng hóa theo từng ngành hàng phục vụ Tết tăng 20 - 30% so với các tháng bình thường trong năm và so với cùng kỳ Tết 2022.
Công ty TNHH Bán Lẻ BRG (BRG Retail) cũng đã tăng cường nguồn hàng từ 40% - 50% so với lượng bình quân, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm để ổn định giá cả. Bên cạnh đó là kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, trong đó chú trọng tới mặt hàng thịt heo để phục vụ nhu cầu người dân trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Bộ Công Thương đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định các hành vi đầu cơ, tích trữ, nâng giá, không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là thời điểm trước và sau Tết.
Theo HoREA, rất cần nới room tín dụng thêm 1%, tương đương hơn 100.000 tỷ đồng tại thời điểm này, để bổ sung nguồn...