Góc chuyên gia: Không còn cần cách ly, F1 nên phòng bệnh sao cho đúng?
Tuy F1 không còn cần cách ly, nhưng đây chưa phải lúc chúng ta chủ quan với Covid-19. TS.BS. Trần Văn Thiện đã đính chính những lầm tưởng trong phòng bệnh của F1 mà ai cũng cần cập nhật để duy trì tâm thế cảnh giác và bình tĩnh sống chung với đại dịch.
Lầm tưởng 1: Có triệu chứng nhưng test nhanh vẫn âm tính, thì chắc chắn F1 không bị bệnh
Thực tế, những trường hợp F1 có triệu chứng nghi ngờ nhưng test nhanh nhiều lần vẫn âm tính là không hề hiếm. Trước tình hình này, chuyên gia TS.BS. Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải việc này có thể do một số nguyên nhân phổ biến như:
- F1 đó không hề nhiễm Covid-19, những triệu chứng thông thường bao gồm: sốt, ho, đau họng, đau đầu… có thể do căn bệnh đường hô hấp trên khác gây ra.
- Trên thị trường có rất nhiều loại kit test nhanh, độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi loại sẽ khác nhau nên có thể tạo ra sai số về mặt kết quả.
- F1 lấy mẫu sai thời điểm và sai kỹ thuật:
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc đang ủ bệnh, tải lượng vi rút trong người bạn còn thấp nên test nhanh sẽ cho kết quả âm tính giả. Theo khuyến cáo, thời điểm thực hiện test nhanh nên là vào ngày thứ 5 hoặc thứ 7 sau khi bạn tiếp xúc F0.
Mọi người cần lấy mẫu theo đúng hướng dẫn trên mỗi kit test và chỉ nên đọc kết quả test trong khung thời gian được chỉ định, thường là khoảng 15-30 phút tùy hãng. Nếu không, kết quả có thể sai sót, gây hiện tượng âm tính giả hoặc dương tính giả.
Kết quả test nhanh âm tính chỉ thể hiện nguy cơ lây lan của bạn cao hay thấp, chứ không khẳng định bạn có nhiễm bệnh hay không.
Từ những phân tích trên có thể thấy, kết quả test nhanh âm tính đôi khi không chứng tỏ rằng chúng ta không nhiễm bệnh. Chưa kể là việc này còn dễ tạo tâm lý chủ quan rằng bản thân vẫn an toàn và bắt đầu lơ là các biện pháp phòng bệnh 5K, dẫn đến vô tình lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. Vì vậy, hãy chủ động đến các cơ sở y tế đủ điều kiện để được tư vấn và thực hiện test RT-PCR ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 mà test nhanh vẫn âm tính.
Lầm tưởng 2: F1 cần test nhanh mỗi ngày để kịp thời phát hiện bệnh
Ở thời điểm sống chung với Covid-19 như hiện nay, khi ai cũng có thể là F0 thì việc vô tình trở thành F1 là điều khó tránh khỏi. Theo đó, nhiều F1 vì tâm lý lo lắng không biết mình có mắc bệnh không mà test nhanh liên tục, mỗi ngày. Quả thực, test nhanh là cách đơn giản và nhanh chóng giúp chúng ta biết mình có khả năng lây bệnh cho người khác không. Tuy nhiên, theo chuyên gia TS.BS. Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, việc này là không cần thiết. Mọi người chỉ cần test nhanh khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như: sốt, ho, đau họng, đau ngực… để tránh gây lãng phí và tốn kém. Và như đã nói, kết quả test nhanh có chính xác hay không còn phụ thuộc vào thời điểm và quy cách lấy mẫu.
Lầm tưởng 3: Với gia đình có F0, các F1 chỉ cần đeo khẩu trang là đã an toàn vì Covid-19 vốn lây qua giọt bắn chứa vi rút
Cách hiểu trên là đúng, nhưng chưa đầy đủ. Theo thông tin từ CDC, Covid-19 lây lan theo ba cách chính:
Hít phải không khí có những giọt bắn chứa vi rút
Tiếp xúc với giọt bắn chứa vi rút khi F0 ho hoặc hắt hơi
Chạm vào mắt, mũi, miệng sau khi đã chạm vào bề mặt/ đồ vật có vi rút
: Vi rút có thể bám trên các bề mặt và thuận lợi tiếp xúc với cơ thể nếu chúng ta chạm vào những bề mặt này rồi chạm lên mũi, miệng hoặc mắt mà không rửa tay sạch khuẩn.
Vì lẽ đó, các F1 không chỉ cần đeo khẩu trang bất cứ khi nào tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, mà còn phải hạn chế tụ tập, ăn uống chung, đặc biệt là phải luôn tuân thủ triệt để việc khử khuẩn đôi tay và cơ thể bằng những sản phẩm sạch khuẩn chất lượng và an toàn cho da.
Xịt diệt khuẩn tay Aiken với khả năng diệt 99.9% vi khuẩn, chứa cồn mỹ phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và không gây khô da sẽ giúp bạn vừa yên tâm phòng bệnh vừa không lo hại da tay.
Song song đó, chuyên gia TS.BS. Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội cũng hướng dẫn F1 một số lưu ý trong quá trình chăm sóc F0 để phòng lây nhiễm như:
- Các loại đồ vải của F0 như: quần áo, chăn, drap giường, khăn tắm… nên được giặt với nước có nhiệt độ từ 60ºC trở lên, trong tối thiểu 30 phút. Ngoài ra, khăn trải bàn, chén… do F0 sử dụng cũng cần được làm sạch với chất rửa chén rồi phơi/lau khô.
- Tránh giũ miếng xốp, bông vải… làm phát tán bụi; không nên sử dụng máy hút bụi.
- Thường xuyên khử khuẩn nhà cửa bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng và lau lại bằng nước.
- Mở cửa sổ nhiều lần trong ngày, mỗi lần ít nhất 10 phút.
- Rác của các F0 cần được cho vào túi rác/ thùng rác riêng, không dùng chung với gia đình. Khi đổ rác, cần cột kín bịch, rồi cho vào một túi chất dẻo, đảm bảo F0 không chạm đến túi rác này trong vòng 24 giờ, sau đó mới đem đi loại bỏ.
Hãy liên tục cập nhật thông tin từ các kênh truyền thông chính thống để không vướng phải những lầm tưởng trong phòng bệnh của F1 trên đây. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè để cộng đồng đều có thể tiếp cận những thông tin khoa học và xác tín, hỗ trợ cho việc phòng bệnh hiệu quả!
Tiếp nối chiến dịch “Vì một Việt Nam sạch khuẩn từ đôi tay”, nhãn hàng Aiken đồng hành cùng cộng đồng trong những hoạt động mới nhất, giúp cộng đồng thích ứng linh hoạt và bình tĩnh xử trí trước đại dịch. Song song với việc tích cực thực hiện các hoạt động vì cộng đồng, Aiken mới đây cũng cho ra mắt Xịt diệt khuẩn tay giúp diệt nhanh 99.9% vi khuẩn trong 30 giây, với mong muốn không chỉ mang đến những đôi tay sạch khuẩn, mà còn bảo vệ sự mềm mại của làn da người dùng. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm sạch khuẩn từ Aiken, bạn có thể tham khảo các kênh bán hàng online chính hãng sau: Shopee: https://shopee.vn/aiken_official_store Lazada: https://www.lazada.vn/shop/aiken/ Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/aiken-official-store |