Nhà thờ đá 120 năm tuổi kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam
Ngôi thánh đường cổ kính hơn 120 năm tuổi được xây dựng trong suốt 30 năm, làm hoàn toàn bằng đá và gỗ lim được mệnh danh là “kinh đô Công giáo Việt Nam”.
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm (hay còn gọi là nhà thờ đá Phát Diệm) là quần thể nhà thờ Công giáo được đánh giá đẹp nhất Việt Nam
Nhà thờ Phát Diệm được khởi công xây dựng vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Đây là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị về sự hội nhập văn hoá Ðông - Tây. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ, dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.
Công trình được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành
Quần thể nhà thờ Phát Diệm xây dựng tại vùng đất Kim Sơn do linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu, 1825-1899) chủ trì xây dựng. Cụ Sáu trụ là linh mục chính xứ Phát Diệm từ năm 1965. Trong 34 năm là chính xứ Phát Diệm, cụ Sáu đã lo giáo dục nhân bản, cũng như đời sống đạo đức cho giáo dân.
Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ
Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ, phương đình (tháp chuông); ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Trong điều kiện phương tiện làm việc thô sơ, hàng ngàn tấn đá, hàng trăm cột gỗ lim có cây dài tới 12m, đường kính 2,4m nặng trên 7 tấn được chuyển về đây để xây nên công trình này. Nguyên liệu xây dựng chủ yếu vận chuyển từ các vùng Thanh Hóa, Nghệ An cách xa hàng trăm cây số.
Nhà thờ Phát Diệm độc đáo ở chỗ mặc dù là công trình Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam với vô số mái cong hình mũi thuyền.
Điểm nổi bật của trong kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Tất các các hạng mục được bố trí theo một mặt bằng tổng thể hình chữ Vương. Không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rõ nét: trước là hồ nước, sau là núi.
Tất cả mọi thứ ở đây từ nền nhà, tường, cột, kèo, chấn song cửa, bàn thờ... đều được làm bằng đá. Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu bằng đá rất đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm.
Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu đá và gỗ lim
Phương Đình có nghĩa là nhà vuông, thiết kế như một đình làng rộng lớn và khoáng đãng gồm 3 tầng với kích thước chiều ngang 21m và cao 25m. Tầng dưới lớn nhất, xây hoàn toàn bằng đá xanh vuông vắn, chia thành 3 lòng, mỗi lòng có một sập đá. Sập đá ở lòng giữa to nhất, là một khối dài 4,2m, rộng 3,2m, dày 0,3m. Giữa hồ nước có một hòn đảo nhỏ đặt tượng chúa Jesus đang dang rộng cánh tay.
Những bức phù điêu được tạc từ đá xanh nguyên khối mô phỏng các tích truyện được kể lại theo Kinh Thánh của người Công giáo
Bên trong nhà thờ có 52 cột đỡ, sắp xếp thành 6 hàng, chia không gian nhà thờ thành 9 gian. Các vách tại gian Cung thánh làm bằng gỗ, được chạm trổ công phu, tinh xảo, sơn son thếp vàng. Bàn thờ chính làm bằng đá, cũng được chạm khắc hết sức tỉ mỉ. Trước bàn thờ chính còn có 6 phiến đá đặt chìm ở trên sàn, là nơi chôn 6 vị giám mục.
Toàn bộ phần mộc, nội thất nhà thờ và các bức vách hai bên được làm bằng gỗ lim thân lớn. Lợp mái là ngói mũi hài, loại ngói truyền thống ở các đình chùa
Tại nhà thờ Phát Diệm, thánh lễ được diễn ra tại nhà thờ chính tòa, còn các nhà thờ xung quanh nhằm tưởng nhớ 4 vị thánh, đồng thời góp phần tạo sự bề thế, hài hòa cho khu nhà thờ chính. Trải qua hơn 120 năm tồn tại, dù chịu nhiều tác động từ thiên tai, chiến tranh, nhưng công trình vẫn được giữ gìn nguyên trạng cho đến ngày nay.
Kiến trúc bên trong nhà thờ vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay
Quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Hàng năm, nơi đây thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, khám phá.
Công trình độc đáo này bao gồm hai nhà thờ bằng gỗ và tháp chuông bát giác xây vào thế kỷ 18, được UNESCO công nhận...