Làng cổ Đường Lâm mùa lúa chín, đẹp đến nao lòng
Trải qua bao thăng trầm, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn còn in đậm nét xưa cũ của thôn quê Bắc Bộ. Tới làng cổ Đường Lâm, ngoài cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, du khách còn có dịp ghi lại hình ảnh cánh đồng làng mùa lúa chín.
Cổng làng Mông Phụ, địa điểm tham quan du khách không thể bỏ qua khi về Đường Lâm. Cổng làng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc một ngôi nhà hai mái đốc, là nơi phân cách cánh đồng làng và những ngôi nhà cổ với dãy tường đá ong hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Nguyễn Thắng
Đình Mông Phụ được xây dựng từ năm 1684 thời vua Lê Hiển Tông. Đình được thiết kế theo kiểu hình chữ Công, lối kiến trúc cổ của người Việt xưa. Ngày nay, sân đình còn là nơi người dân mượn để phơi nông sản những ngày vụ mùa. Ảnh: Nguyễn Thắng
Nếu có dịp ghé thăm Đường Lâm vào mùa lúa chín, du khách sẽ được ngắm nhìn và chiêm nghiệm nét đẹp lao động của nông dân Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thắng
Làng cổ Đường Lâm khoác lên mình màu vàng của lúa chín tạo nên khung cảnh bình yên, nét đẹp đặc trưng của làng quê châu thổ sông Hồng. Ảnh: Nguyễn Thắng
Những ngày này, trên các thửa ruộng lúa chín rộ, người dân làng cổ Đường Lâm bắt đầu thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Thắng
Tiếng nói, tiếng cười trên cánh đồng lúa bội thu tạo nên không khí rộn ràng. Ảnh: Nguyễn Thắng
Sau bao ngày vất vả một nắng hai sương, chỉ mong tới ngày mùa ấm no. Ảnh: Nguyễn Thắng
Màu vàng rực của cánh đồng lúa chín, hương lúa, mùi rơm rạ đưa du khách về cuộc sống thôn quê mộc mạc. Ảnh: Nguyễn Thắng
Làng quê tưng bừng rộn rã, tiếng máy nổ, tuốt lúa hối hả. Ảnh: Nguyễn Thắng
Nông thôn hoá, dù đã có máy móc hỗ trợ, nhưng nhiều khâu đoạn thu hoạch vẫn phải dùng sức người. Ảnh: Nguyễn Thắng
Khoảnh khắc đẹp ngày mùa tại làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Nguyễn Thắng
Ngày mùa, ngoài sân đình, người dân còn tận dụng mặt đường thông thoáng, đón nhiều ánh nắng để phơi lúa. Ảnh: Nguyễn Thắng
Sau khi thu hoạch xong, người dân sẽ đốt rơm rạ chuẩn bị cho vụ mùa sau. Ảnh: Nguyễn Thắng
Anh Nguyễn Thắng, tác giả bộ ảnh làng cổ Đường Lâm mùa lúa chín chia sẻ: “Tôi mong muốn lưu lại những hình ảnh thân thuộc nơi mình sinh ra lớn lên. Bộ ảnh này tôi thực hiện trong 2 buổi chiều hè. Phải đợi đến buổi thứ hai mới hoàn thành ý tưởng. Mong rằng, qua những bức ảnh ngoài nét đẹp lao động, độc giả sẽ cảm nhận được phần nào nỗi vất vả của người nông dân”.
Không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với giá trị đặc sắc của khu du lịch sinh thái, tâm linh, đang trở...