Từ sinh viên kỹ thuật ô tô đến người kiến tạo không gian kết nối giữa lòng Hà Nội

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Với ông chủ Indoor Café & Bistro, làm nghề không đơn thuần là mưu sinh mà là hành trình sống trọn với điều mình tin yêu một cách chân thành và tận tâm.

Từ sinh viên kỹ thuật ô tô đến người kiến tạo không gian kết nối giữa lòng Hà Nội - 1

Bỏ lại sau lưng hành trình học tập trong ngành kỹ thuật ô tô, anh Nguyễn Trọng Đại chọn rẽ bước vào thế giới đầy hương vị và cảm xúc của bánh ngọt. Anh bắt đầu với tiệm bánh Èn Èn - một tiệm bánh online nhỏ nhưng nhanh chóng chiếm được tình cảm của người trẻ yêu bánh Hà thành. Với đam mê và sự nhạy bén, anh tiếp tục hành trình chinh phục vị giác khách hàng bằng Jamie’s Bakehouse - nơi mỗi miếng bánh không chỉ để ăn mà còn để cảm.

Và rồi, Indoor Café Bistro ra đời như một bước chuyển mình đầy tinh tế: một không gian giao thoa giữa cà phê, ẩm thực và sự sáng tạo - được anh cùng những cộng sự tâm huyết tạo ra giữa lòng thủ đô. Anh Đại cho biết, mỗi chiếc bánh, mỗi tách cà phê đều mang trong mình một điểm chạm để kết nối với người thưởng thức. Từng chi tiết, từ hương vị đến hình thức, từ cách bài trí đến cung cách phục vụ đều được anh và đội ngũ dành trọn tâm huyết, như 1 cách gửi gắm sự tử tế và đam mê.

Được biết anh là một sinh viên kỹ thuật ô tô ở Bách Khoa, vậy cơ duyên nào đã đưa anh đến quyết định mở tiệm bánh để bắt đầu hành trình khởi nghiệp của mình?

Anh Nguyễn Trọng Đại: Quay ngược về năm 2020, sau khi tốt nghiệp, tôi làm kỹ sư ô tô gần một năm. Dù vẫn làm tốt công việc nhưng tôi sớm nhận ra đây không phải điều mình muốn gắn bó cả đời. Từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc: điều gì mới là thứ mình thực sự muốn làm? May mắn là từ năm lớp 11, tôi đã tập tành làm bánh. Và thế là, tôi quyết định thử sức, bắt đầu từ một tiệm bánh online đơn giản qua trang Facebook. Dần dần, tôi có cửa hàng đầu tiên, rồi cửa hàng thứ hai, và đến hiện tại, đó đã là một chuỗi tiệm bánh gắn liền với hệ thống cửa hàng cà phê. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi có thể biến đam mê thành công việc chính, mang lại thu nhập đủ để nuôi sống bản thân, gia đình và duy trì cuộc sống tại Hà Nội.

Sau thành công với tiệm bánh, anh đã quyết định bước tiến tiếp theo là Indoor Café & Bistro trong ngành F&B, vậy tại sao anh lại lựa chọn quán café thay vì các mô hình khác?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe câu “Phi thương bất phú”, nhưng đó chỉ là phiên bản rút gọn. Câu đầy đủ phải là: “Phi thương bất hoạt, phi công bất phú.” Nghĩa là: nếu không kinh doanh, đầu óc khó linh hoạt, và nếu không dám làm lớn, thì khó mà giàu được. Sau khoảng ba năm vận hành tiệm bánh nhỏ, tôi nhận ra có những bạn nhân viên đã dành trọn quãng thời gian sinh viên để đồng hành cùng mình. Thế nhưng, đổi lại, tôi chưa mang đến cho họ quyền lợi đủ tốt hay cơ hội phát triển lâu dài.

Tôi quyết định “all-in” cho một ván cược lớn mang tên Indoor Café & Bistro. Khi bắt tay cùng Indoor, tôi nhận ra: “làm lớn” không chỉ giúp bản thân trưởng thành, mà quan trọng hơn, tôi đã tạo ra được nguồn thu ổn định và tiềm năng phát triển thực sự cho những người đã tin tưởng, đồng hành cùng mình trên hành trình này.

Từ sinh viên kỹ thuật ô tô đến người kiến tạo không gian kết nối giữa lòng Hà Nội - 2

Thách thức lớn nhất trong quá trình vận hành quán là gì và anh đã vượt qua thử thách đó như thế nào?

Tôi tin rằng rào cản lớn nhất không đến từ bên ngoài, mà từ bên trong: đó là khi mình bắt đầu hoài nghi chính mình. Gặp khó khăn, ai cũng sẽ tự hỏi liệu mình có đủ khả năng không, liệu việc rẽ hướng khỏi những lựa chọn “an toàn” có phải là quyết định đúng đắn. Và cách duy nhất để vượt qua là ngừng hoài nghi và bắt đầu tin vào bản thân. May mắn là quãng thời gian học tập ở Bách Khoa đã rèn cho tôi một tinh thần thép, điều đã giúp tôi đi qua rất nhiều chông gai trong hành trình xây dựng và vận hành Indoor.

Từ sinh viên kỹ thuật ô tô đến người kiến tạo không gian kết nối giữa lòng Hà Nội - 3

Sau khi trải qua hành trình nhiều biến động từ kinh doanh online đến offline, điều gì khiến anh vẫn theo đuổi đến cùng?

Tôi yêu việc làm bánh không phải vì tay nghề quá xuất sắc, mà bởi vì khi đưa chiếc bánh mình làm cho người khác, thấy họ vui vẻ là tôi đã có động lực để tiếp tục. Chính sự vui vẻ đó là phần thưởng lớn nhất. Tại Jamie’s Bakehouse, dù phần lớn bánh phục vụ cho hệ thống Indoor, tôi vẫn trực tiếp kiểm tra chất lượng ở các cơ sở. Tôi có thói quen “lạ” là kiểm tra thùng rác, vì nếu bánh ngon, khách sẽ ăn hết; nếu không, họ bỏ dở. Vào một buổi chiều đông khách, nhìn thấy tất cả hộp bánh trống trơn, với tôi vậy là đủ hạnh phúc để tiếp tục làm nghề.

Từ sinh viên kỹ thuật ô tô đến người kiến tạo không gian kết nối giữa lòng Hà Nội - 4

Trên thị trường F&B cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay, theo anh đâu là cách để xây dựng thương hiệu độc nhất?

Tôi tin rằng không gì hiệu quả bằng marketing truyền miệng. Một video viral hay bộ ảnh đẹp chỉ là khởi đầu, nhưng nếu trải nghiệm tại quán không xứng đáng, đó sẽ là “con dao hai lưỡi”. Vì vậy, thay vì chạy theo hình ảnh lung linh, tôi chọn cách xây dựng trải nghiệm thực tế đồng nhất giữa online và offline. Từ lời chúc nhỏ trên vé xe, pass wifi, cho tới không gian decor phù hợp thị hiếu người trẻ - mọi “điểm chạm” đều được chăm chút. Với tôi, đồ uống chỉ là điểm kết, còn trải nghiệm là hành trình cần hoàn thiện.

Khi nhắc tới Jamie’s Bakehouse hay Indoor Café & Bistro, anh mong muốn khách hàng nhớ tới điều gì ở thương hiệu?

Slogan của quán là “Everything you find is behind the door”. Đó là điều chúng tôi muốn khách hàng nhớ mãi - không chỉ là dịch vụ, mà là cảm giác được thuộc về. Tôi mong khi khách bước ra khỏi cửa, thứ họ mang theo không chỉ là một ly cà phê hay một chiếc bánh ngon, mà là một cảm giác thân thuộc và ấm áp.

Từ sinh viên kỹ thuật ô tô đến người kiến tạo không gian kết nối giữa lòng Hà Nội - 5

Tiệm bánh Jamie’s Bakehouse của anh Đại

Từ trải nghiệm thực tế của mình, anh sẽ dành lời khuyên gì cho những bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, đặc biệt là trong ngành F&B?

Như Đen Vâu đã nói: “Đi đi em/Do dự/Trời tối mất,” và tôi cũng vậy. May mắn tiếp xúc với ngành F&B từ năm nhất, tôi đã chọn một hướng đi mạo hiểm. Dù chưa thể nói là thành công, nhưng tôi tin mình đang đi đúng hướng và cảm thấy hạnh phúc với quyết định đó. Chỉ khi bước đi, con đường mới hiện ra. Khi mình thực sự quyết tâm, cả vũ trụ sẽ hợp lực để giúp mình chạm tới điều xứng đáng.

Từ sinh viên kỹ thuật ô tô đến người kiến tạo không gian kết nối giữa lòng Hà Nội - 6

Hiện tại, các bạn sinh viên đang sống trong một thời kỳ thông tin hỗn loạn. Khi tôi còn đang loay hoay phát triển, không có AI, TikTok hay những nguồn thông tin định hướng như bây giờ. Đây vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội lớn. Nếu không tỉnh táo, các bạn có thể rẽ nhầm hướng.

Nhưng nếu biết mình muốn gì và làm đúng, các bạn sẽ bứt phá rất nhanh. Tôi tin các bạn còn trẻ, nếu trang bị kiến thức về truyền thông và AI, dù chuyên môn gì đi nữa, các bạn sẽ không bao giờ lo đói. Chỉ cần “master” được hai kỹ năng này, các bạn có thể thành công ở bất kỳ đâu.

Cảm ơn anh Nguyễn Trọng Đại về buổi trò chuyện ngày hôm nay và chúc anh sẽ thật thành công với những dự định mới trong tương lai!

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngọc Linh, Minh An, Cẩm Hà, Phan Trang, Hà Vy, Nguyệt Minh, Linh Giang (Học viện Ngoại giao)

CLIP HOT

Travel blogger Nhị Đặng: Đóa 'hoa tiêu' không ngại gai góc
Travel blogger Nhị Đặng: Đóa 'hoa tiêu' không ngại gai góc

Câu chuyện của nữ travel blogger Nhị Đặng dám nghĩ, dám đi và dần tỏa sáng với những sắc màu khác biệt đã truyền cảm hứng cho "một nửa còn lại của thế giới", nhóm lên trong họ những khao khát được đi để trải nghiệm và mở rộng nhân sinh quan.