Thụy Sĩ dùng nhiều tấm phủ đặc biệt để “đắp chăn” cho băng tuyết
Nhiều tấm phủ làm bằng vật liệu polyester đã được sử dụng để ngăn chặn sự tan chảy của sông băng trên dãy núi Alps.
Trong những thập kỷ gần đây, ngọn núi Titlis cao hơn 3.200 mét đã trải qua nhiều trận băng tan lớn. Theo dự báo của giới khoa học, trong vòng nửa thế kỷ tới, những tảng băng này sẽ tan chảy hết do biến đổi khí hậu. Chính quyền và người dân địa phương đã quyết định phải làm điều gì đó để cứu lấy sông băng trước khi nó biến mất.
Tuyết đang dần tan chảy nhiều hơn trên ngọn núi Titlis trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ
Tại Titlis Bergbahnen, một trong những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết được yêu thích nhất tại châu Âu, các nhà quản lý đã trải các tấm phủ polyester trên sông băng để có thể giảm thiểu, thậm chí ngăn khả năng hấp thụ nhiệt, góp phần làm chậm tốc độ tan chảy của sông băng trên dãy núi Alps.
Những tấm phủ polyester màu trắng được ghép lại từ nhiều lớp nhỏ hơn, có chiều dài 70m và chiều rộng 5m Các nhân viên ở đây đã phải làm việc liên tục trong suốt 5-6 tuần mới có thể che phủ khoảng 100.000 mét vuông băng, gần bằng kích thước của 14 sân bóng đá.
Loại vật liệu đặc biệt này sẽ phản xạ bức xạ Mặt Trời vào khí quyển, khiến nhiệt độ bề mặt của sông băng được duy trì ở mức thấp. Điều này giúp ngăn chặn sự tan chảy của băng vào mùa hè, đồng thời bảo vệ lượng tuyết đã rơi vào mùa đông vừa qua.
Các nhân viên tại Titlis đang tiến hành phủ polyester lên bề mặt băng
Chính phủ Thụy Sĩ cho biết 90% trong số 1.500 sông băng hiện tại của nước này sẽ biến mất vào cuối thế kỷ 21 nếu không giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, lượng tuyết phủ ngày càng suy giảm do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết trên khắp châu Âu.
Ngôi làng Tuyết Hương ở Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) vào mùa đông với những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh phủ đầy tuyết trắng giống...