Làm nông ở TP.HCM kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
Những năm gần đây, TP.HCM tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TP.HCM năm 2024.
Vừa qua, Hội Nông dân TPHCM bình chọn ra 26 sản phẩm nông nghiệp xuất sắc của 19 cá nhân, đơn vị đạt danh hiệu “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TPHCM” năm 2024. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024) do Hội Nông dân TP.HCM tổ chức.
Những sản phẩm mang tính độc đáo
Sản phẩm giống cây kiểng và bon sai không chỉ làm đẹp cho cuộc sống, mang lại giá trị tinh thần cao mà còn mang lại nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình, qua đó góp phần phát triển kinh tế của TP.HCM.
Điển hình là sản phẩm hoa lan của ông Trần Anh Thi, chủ vườn lan Anh Thi (xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM) có quy trình sản xuất cây giống và cung cấp quanh năm cho các cửa hàng và thương lái tiêu thụ khoảng hơn 10.000 cây mỗi tháng, mang về doanh thu khoảng hơn 2 tỷ đồng mỗi năm. Nhờ đó, mà ông Thi đã hỗ trợ giới thiệu việc làm cho 15 người có việc làm ổn định.
Dòng bonsai tại TP.HCM “lên ngôi”
Hiện tại, ông Thi bán sản phẩm qua nhiều hình thức khác nhau như: livestream, trên các nền tảng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube.
Còn sản phẩm kiểng lá, dứa màu của hộ gia đình ông Lê Thành Tâm, chủ vườn kiểm Ba Tâm là sản phẩm mang tính sáng tạo với tinh thần đem các sản phẩm đẹp của các nơi trên thế giới về thuần dưỡng và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Sản phẩm của ông Tâm rất thích hợp để trang trí trong nhà văn phòng, quán cà phê, sân vườn.
Bên cạnh đó, vườn kiểng bon sai của ông Ngô Thanh Quang ở phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức với nhiều loại khác nhau được trưng bày trên các chậu lớn, nhỏ với nhiều dáng độc lạ, đặc biệt là có các kiểu dáng đẹp. Vườn của ông đang xây dựng, phát triển theo hướng sản phẩm OCOOP, thu nhập trung bình hàng năm từ ba trăm đến ba trăm năm mươi triệu đồng sau khi trừ hết chi phí, lợi nhuận còn khoảng trên ba trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngoài ra, các hộ nông dân còn trồng các loại mai kiểng, mai giảo, mai vàng với thương hiệu Mai Giảo Thủ Đức như vườn mai của ông Nguyễn Thanh Tùng, vườn mai Chí Công của ông Nguyễn Văn Chí Công hay vươn mai của ông Huỳnh Hải Lân. Bên cạnh việc tăng năng suất và doanh thu thì các phường mai này đi theo hướng kiểu dáng độc đáo, độ bền khi nở của hoa, chất lượng hoa, uy tín, giá cả hợp lý để Tết đến nhà nhà đều có hoa mai và quan trọng là các vườn này vẫn giữ được nét đẹp cũng như giá trị đặc trưng của thương hiệu Mai Giảo Thủ Đức.
Các hộ trông và kinh doanh kiểng mai đi theo hướng kiểu dáng độc đáo, độ bền khi nở của hoa
Tăng thu nhập, nâng cao đời sống
Có thể nói sự tăng trưởng của ngành nuôi và sản phẩm cá cảnh là sản phẩm tiềm năng phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố. Đồng thời, việc mở rộng sản xuất cá cảnh còn mang đến tiềm năng trong lĩnh vực du lịch sinh thái, tận dụng được lượng khách du lịch rất lớn đến TP.HCM. Bên cạnh đó còn giúp bà con nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Lĩnh vực cá cảnh có nhiều tiềm năng
Dòng cá sim được nuôi bởi anh Phạm Thanh Tâm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thành Tâm Việt Nam, anh đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong sản xuất, chuyển giao giống và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với nhiều mẫu đẹp, dễ nuôi và mang lại kinh tế cao, sản phẩm nhóm rau củ, quả Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hộ kinh doanh cá cảnh tại TP.HCM, tạo công ăn việc làm cho người dân
Điển hình trong những sản phẩm về rau, củ quả là Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại nông sản Hitech, phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM với Sản phẩm “Rau Rocket”.
“Rau Rocket”, là một trong những sản phẩm gần như độc quyền của Công ty Hitech đạt 20 tấn mỗi năm với 20.000 khách hàng mỗi năm và tạo việc làm cho 12 lao động tại địa phương. Đây là sản phẩm nằm trong nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP.HCM, phù hợp với chủ trương của Thành phố về phát triển nông nghiệp, đô thị, nông nghiệp xanh và tuần hoàn.
Rau được trồng bằng phương pháp công nghệ cao
Về sản phẩm nhóm yến. Các chế phẩm từ yến trong sản xuất nông nghiệp chế biến, các hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp luôn ưu tiên uy tín, chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và nhờ sự nhạy bén, thích ứng nhanh chóng trong kinh doanh cũng như tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp giá trị có thể xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
Một trong những loại yến mang về nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, là sản phẩm tổ yến chưng nguyên chất, đường ăn kiêng của cơ sở kinh doanh yến sào Khánh đang ở góc An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ. Sản phẩm giúp bồi bổ sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, phù hợp với những người đang trong chế độ ăn kiêng béo phì, những người bệnh tiểu đường và hạn chế đồ ngọt.
Ngoài ra, Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại dịch vụ Yến Đảo Cần Giờ còn phối hợp tổ yến kết hợp với các nông sản phẩm khác để chế biến thành các sản phẩm bồi dưỡng sức khỏe người sử dụng, đem lại giá trị thu nhập rất cao cho chuỗi giá trị của tổ yến. Riêng năm 2024 có hai sản phẩm tổ yến sạch ép vuông, cà phê, sữa yến collagen được tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Đây là dòng sản phẩm đã qua sơ chế và là dòng sản phẩm chủ lực của yến đảo Cần Giờ.
Về nhóm sản phẩm đóng gói, chế biến trong sản xuất nông nghiệp chế biến, các hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp luôn ưu tiên uy tín, chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và nhờ sự nhạy bén, thích ứng nhanh trong kinh doanh cũng như tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại những thay đổi tích cực trong nhận thức của hội viên nông dân.
Các sản phẩm của Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Sản xuất nông nghiệp chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, đem lại thu nhập cho hội viên nông dân. Điển hình là Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao với đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu, hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà màng và là nơi nghiên cứu phát triển công nghệ mới, thương mại hóa công nghệ hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại theo hướng nông nghiệp đô thị.
Ngoài ra, đây là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu, có nhiều sản phẩm được tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Riêng năm 2024, Trung tâm có hai sản phẩm được tôn vinh trong nhiều sản phẩm đó là nhộng trùng thảo và giống dưa lưới AHRD2021. Đây là những sản phẩm chất lượng, hiệu quả sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và các kỹ thuật hiện đại của đơn vị.
Ngành hàng thủ công mỹ nghệ tại TP.HCM
Với lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào, nghệ nhân tay nghề cao có nhiều làng nghề truyền thống với đa dạng nguyên liệu. Ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã và đang chiếm được lòng tin dùng của nhiều người trên thế giới. Điển hình trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng đó là sản phẩm chậu tre, đan của cơ sở Vinh Hạnh. Đây là cơ sở bảo tồn làng nghề đan lát ở xã Thái Mỹ hơn 100 năm qua và là một trong số các cơ sở giữ gìn nghề đan lát truyền thống với nhiều sản phẩm đa dạng bằng mây tre trúc như: thúng, nia, dần sàng, giỏ xách, giỏ đựng chào hoa. Các sản phẩm này đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023.
Ngoài ra, để đảm bảo đơn hàng, cơ sở mây tre lá Minh Hạnh còn hợp tác với các hộ sản xuất trong làng nghề để gia công sản phẩm, giới thiệu qua mạng xã hội để tìm kiếm đối tác cũng như là tạo việc làm cho 15 - 20 lao động nhàn rỗi trên địa bàn. Giải quyết được công ăn việc làm cho các hộ khó khăn, thu nhập bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng.
Những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu được tôn vinh trong Chương trình Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024) do Hội Nông dân TP.HCM
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, cho hay những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu được tôn vinh trong Chương trình nằm trong nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển sản xuất bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ sinh học.
Qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị của thành phố. Bảo tồn, phát triển ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Các cá nhân, tập thể được tặng giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Thành phố năm 2024 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thành Tâm Việt Nam, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi với Sản phẩm “Cá cảnh Betta Mario Fish Farm” 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại dịch vụ Yến Đảo Cần Giờ, Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ với Sản phẩm “Tổ yến sạch ép khuôn”; “Cà phê sữa yến Collagen” 3. Công Ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Cà Mèn, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn với Sản phẩm “Cháo bột cá lóc” 4. Ông Lê Vinh Hạnh, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi với Sản phẩm “Chậu tre đan” 5. Ông Phạm Điền Trang, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh với Sản phẩm “Cá bảy màu Full Gold” 6. Ông Quách Nhân Thình - Vườn mai Gia Phát, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh với Sản phẩm “Hoa mai vàng Bình lợi” 7. Ông Trần Anh Thy - Vườn lan Anh Thy, xã Qui Đức, huyện Bình Chánh với Sản phẩm “Hoa lan giống” 8. Ông Ngô Thanh Quang, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức với Sản phẩm “Kiểng Bonsai” 9. Ông Nguyễn Thanh Tùng, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức với Sản phẩm “Mai giảo Thủ Đức” 10. Ông Nguyễn Văn Chí Công, phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức với Sản phẩm “Mai giảo Thủ Đức” 11. Ông Huỳnh Hải Lân, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức với Sản phẩm “Mai giảoThủ Đức” 12. Ông Lê Thành Tâm, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn với Sản phẩm “Kiểng lá dứa màu” 13. Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Chủ cơ sở sản xuất muối Ngọc Long, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ với Sản phẩm “Muối tiêu”; “Muối ớt” 14. Bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền - Chủ hộ kinh doanh Yến sào Khánh Đan, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ với Sản phẩm “Tổ yến chưng nguyên chất đường ăn kiêng” 15. Công ty Cổ phần MEKONG HERBALS, phường Bến Nghé, Quận 1 với sản phẩm “Nước gấc”; “Sầu riêng sấy thăng hoa”. 16. Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại nông sản Hitech, phường 5, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh với Sản phẩm “Rau Rocket”. 17. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi với Sản phẩm “Nhộng Trùng thảo”; “Giống dưa lưới AHRD2021” 18. Công ty TNHH DIAMOND BONE, phường Thạnh Lộc, Quận 12 với Sản phẩm “Viên bổ xương Diamond Bone”; “Diamond Bone Gold”. |
Sáng ngày 9/10, Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 chính thức được khai...