Kỳ lạ phiên chợ dùng lá cây để mua món gì cũng được

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Từ sáng sớm người dân đã tấp nập, xếp hàng dài tại các gian hàng chờ “mua” thức ăn bằng những chiếc lá cây.

Kỳ lạ phiên chợ dùng lá cây để mua món gì cũng được - 1

Đông đảo người dân đến với phiên chợ.

Ngày 24/2, tại Điện thờ Phật Mẫu Long Hải (ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh), diễn ra phiên chợ độc đáo với nhiều gian hàng ẩm thực miễn phí, sử dụng lá cây thay cho tiền.

Năm nào cũng vậy, khoảng rằm tháng Giêng, các nhóm thiện nguyện trên địa bàn tỉnh lại tụ họp tổ chức chợ lá. Từ một hoạt động tự phát, bình dị của người dân, chợ lá đã dần trở thành “lễ hội”, thu hút du khách. Đến phiên chợ, ai ai cũng hồ hởi mang theo nắm lá để đổi lấy những phần bánh, chè, trái cây… 

Kỳ lạ phiên chợ dùng lá cây để mua món gì cũng được - 2

Ở chợ lá, người bán không nhận tiền, chỉ cần nhận lại nụ cười, niềm vui, một chiếc lá thay cho lời cảm ơn.

Các mặt hàng không được định giá, người tham gia buôn bán tại quan niệm lấy lá cây để được lộc đầu năm thay cho tiền, do đó người đi chợ sử dụng lá cây để mua sắm các mặt hàng thức ăn, nước uống.

Ý tưởng ban đầu là tổ chức một phiên chợ mang tính chất nội bộ để những người thân quen mua bán đồ ăn, thức uống; gặp gỡ bạn bè sau một năm làm việc vất vả. Vì là phiên chợ thân mật nên không dùng tiền để thanh toán, mà thay vào đó, ai có gì góp đó để tạo nên những sạp hàng đa dạng, dùng lá để mua bán, tạo không khí nhộn nhịp. Sau một vài lần tổ chức, phiên chợ đã thu hút nhiều người dân địa phương tham gia.

Đến nay, chợ lá Tây Ninh đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của địa phương, thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

Sức lan toả của phiên “Chợ lá” rất lớn. Nhiều nơi trong tỉnh cũng tổ chức chợ tại các địa điểm như Trường tiểu học Bà Đen, xã Bàu Đồn, xã Cẩm Giang… Gần đây còn được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh và một vài điểm ở miền Trung.

Những món ăn dân dã, đời thường được đưa đến phiên chợ, như bánh tằm làm từ củ mì, bánh tráng trộn đã thành đặc sản của Tây Ninh, rồi bánh bò thốt nốt, bánh canh, hủ tiếu xào chay… để mọi người chọn lựa. Nước uống cũng vô vàn món với hạt é, nước sâm, hay nước ép, cà phê sữa, sương sa hạt lựu… Đến phiên “Chợ lá”, mọi người như hoà vào không khí náo nhiệt của chợ quê xưa, trở về ký ức tuổi thơ cùng trò chơi đồ hàng thuở bé, mà ở đó lá cây được thay cho tiền.

Những năm gần đây, du khách khắp nơi cũng tìm đến Chợ lá. Mọi người háo hức được trải nghiệm một phiên chợ lấy lá làm tiền.

Kỳ lạ phiên chợ dùng lá cây để mua món gì cũng được - 3

Về nguồn gốc của chợ, nhiều người cho rằng bắt nguồn từ ý tưởng của bác sĩ Bùi Quốc Thái, một lương y. Đó là buổi nhóm chợ của những người hoạt động tại phòng khám thuốc Nam thiện nguyện, sau đó, được nhiều người hưởng ứng và phát triển thành phiên chợ lá hằng năm.

Kỳ lạ phiên chợ dùng lá cây để mua món gì cũng được - 4Đến phiên chợ lá, mọi người như hoà vào không khí náo nhiệt của chợ quê xưa, trở về ký ức tuổi thơ cùng trò chơi đồ hàng thuở bé, mà ở đó lá cây được thay cho tiền.

Kỳ lạ phiên chợ dùng lá cây để mua món gì cũng được - 5Chợ lá Tây Ninh đã trở thành một sự kiện thu hút du khách gần xa; làm phong phú hơn hoạt động du lịch của tỉnh. Đây là tiềm năng ngành du lịch tỉnh cần khai thác, đầu tư chỉn chu, quy củ hơn. 

Kỳ lạ phiên chợ dùng lá cây để mua món gì cũng được - 6Diễn ra mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng Giêng, phiên chợ lá tại tỉnh Tây Ninh thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.