Thời tới không cản kịp, ví điện tử lên ngôi từ đại dịch
Trong suốt những năm qua, các doanh nghiệp Fintech liên tục đổ tiền vào các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ nhằm thu hút người dùng. Ngoài mục đích giành thị phần, hoạt động này đồng thời góp phần vào việc “educate người dùng” và tạo thói quen thanh toán điện tử cho người Việt Nam.
Năm 2021, làn sóng dịch COVID-19 đã gây ra tác động không nhỏ đến hầu hết các ngành nghề và cả nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, trong bức tranh chung của thị trường, năm qua được xem là năm có nhiều chuyển biến tốt đối với ngành thanh toán điện tử của Việt Nam.
Xu hướng bùng nổ mua sắm và thanh toán trực tuyến
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong 9 tháng đầu năm 2021, thanh toán qua di động tăng hơn 76% về số lượng và 88% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thanh toán qua Internet cũng tăng 51,2% về số lượng và 29,1% về giá trị.
Khách hàng bây giờ không chỉ sử dụng ứng dụng của ngân hàng, ví điện tử để chuyển tiền mà đã hình thành thói quen thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến lẫn trực tiếp.
Ở lĩnh vực bán lẻ, trong báo cáo 9 tháng đầu năm của Thế Giới Di Động cho thấy doanh thu mảng online đóng góp gần 9.320 tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ). Mảng kinh doanh trực tuyến của FPT Retail cũng đạt kết quả đáng chú ý khi thu về 4.610 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với 9 tháng năm 2020 và chiếm 33% tổng doanh thu hợp nhất của công ty.
Một số sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo.. cũng ghi nhận làn sóng chuyển dịch này trong năm qua. Lazada cho biết, thanh toán không tiền mặt trên sàn thương mại điện tử này đã tăng hơn 30% mỗi tháng kể từ tháng 4/2021. Trước đó, số liệu của Sendo cũng cho hay, trong 8 tháng đầu năm, tỷ lệ đơn hàng thanh toán không tiền mặt trên sàn này đã vượt mức 50%.
Các đơn vị ví điện tử, trung gian thanh toán cũng ghi nhận thanh toán không tiền mặt có sự phát triển mạnh mẽ nhất là trong đợt dịch bùng phát. Thống kê của VietUnion - đơn vị phát triển nền tảng thanh toán Payoo dựa trên ghi nhận giao dịch qua hệ thống cho thấy nhiều ngành có sự chuyển dịch từ offline sang online và tăng trưởng mạnh như giáo dục, thương mại điện tử,… .Số liệu thanh toán trực tuyến qua Payoo trong 2 tháng đầu của quý III năm 2021 cho thấy, khối lượng giao dịch tại các trung tâm ngoại ngữ tăng gấp 1,6 lần và giá trị giao dịch gấp 4 lần so với quý trước.
Ngoài ra, theo số liệu gần nhất của Payoo, 3 tháng cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng của số giao dịch QR Code tăng hơn 30%/tháng.
Lý giải cho sự chuyển dịch mạnh mẽ này không gì khác chính là sự tác động của dịch COVID-19. Khi dịch bùng phát, số đông người dân tại thành phố lớn hoặc nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu quen với các hình thức thanh toán điện tử như: Thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển khoản,… Nguyên nhân không chỉ hạn chế tiếp xúc mà còn đến từ doanh nghiệp và các tác động khách quan bên ngoài như hầu hết các chợ, cửa hàng đều đóng cửa, siêu thị chỉ nhận thanh toán online qua ví hoặc thanh toán thẻ.
Ngay cả các hội nhóm bán hàng online trong giai đoạn này đều chọn phương thanh toán chuyển khoản hoặc ví điện tử. Dịch Covid đã làm thay đổi thói quen mua hàng của nhiều người. Dần dần người dân đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến, báo cáo ghi nhận qua hệ thống Payoo cũng cho thấy giá trị trung bình mỗi đơn hàng online đã có mức tăng đến 20% so với trước.
Một số doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng với tình hình, do không thể mở cửa kinh doanh trực tiếp mà họ phải chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến, kéo theo hoạt động thanh toán cũng nhanh chóng được các doanh nghiệp “số hóa”.
Doanh nghiệp năng động theo xu hướng thị trường
Theo nhịp chuyển đổi số của doanh nghiệp, nền tảng thanh toán Payoo đã nhanh chóng cho ra giải pháp thanh toán từ xa, hỗ trợ những đơn vị chưa có sẵn hệ thống nền tảng và website thương mại điện tử có thể xử lý, thanh toán cho các đơn hàng dễ dàng. Giải pháp này được triển khai nhanh chóng, không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật.
Người bán thông qua nền tảng Payoo sẽ tạo yêu cầu thanh toán trên hệ thống và tận dụng các công cụ OTT và mạng xã hội, hoặc SMS, email để bán hàng và giao tiếp thông tin thanh toán. Khách hàng dù ngồi tại nhà cũng có thể thanh toán bằng đường dẫn do người bán gửi tới, với các phương thức thanh toán bằng thẻ nội địa, thẻ quốc tế, quét mã QR.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xe công nghệ như Grab, Be và Gojek đều đã có tính năng thanh toán không tiền mặt. Mảng thanh toán được xem là một tính năng quan trọng giúp các ứng dụng này hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ của mình.
Trong năm qua, Grab tập trung phát triển ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab, kết nối cùng với nhiều đối tác ngân hàng và khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt. Trong khi đó, Be cũng kết hợp với nhiều đối tác để tiếp tục tập trung vào mảng thanh toán số, với động thái bắt tay cùng ví điện tử ShopeePay đưa hình thức thanh toán này lên ứng dụng gọi xe, bên cạnh các hình thức thanh toán khác mà hãng đang áp dụng. Gojek Việt Nam cũng tích hợp thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để thanh toán các dịch vụ vận chuyển và giao nhận đồ ăn.
Sẽ thiếu sót nếu không kể đến sự kiện cuối năm qua, ví điện tử MoMo vừa công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ năm Series E với số tiền huy động khoảng 200 triệu USD, đưa định giá công ty vượt mốc 2 tỷ USD, chính thức trở thành kỳ lân công nghệ mới của Việt Nam.
Có thể nói rằng, sau một quá trình dài định hướng người dùng, năm 2021 đã tạo ra những cơ hội cho người dân cảm nhận được tầm quan trọng và sự tiện dụng của hình thức thanh toán điện tử.
Theo thời gian, người Việt Nam đã biết đến và sử dụng nhiều hơn các ứng dụng ví điện tử, mobile banking,…tạo cơ hội cho sự phát triển xa hơn nữa của ngành như mong đợi.
Vượt qua một chặng đường dài khó khăn, bây giờ là thời điểm để các doanh nghiệp bước vào một cuộc đua khác để giữ chân người dùng.
Cuộc chơi trong ngành thanh toán điện tử sẽ còn nhiều thú vị ở những năm tiếp theo, nhất là khi có sự tham gia của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VNPT, MobiFone sau khi được cấp phép thử nghiệm và triển khai Mobile Money.
Mobile Money mang đến các dịch vụ tài chính cho người dân không có tài khoản ngân hàng thông qua điện thoại di động. Hình thức này cũng đang được mong đợi sẽ có thể thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, hướng đến người dân ở vùng sâu vùng xa, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Ngành du lịch thành phố muốn hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm, dịch vụ du lịch đến với nhiều đối...