Tiết lộ "mẹo" có một không hai để tránh bẫy lừa đảo khi đi du lịch châu Âu
Châu Âu với những điểm đến tuyệt vời rất cuốn hút khách du lịch. Tuy nhiên lừa đảo có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, nên biết những trò gian lận đang khá phổ biến sẽ giúp khách du lịch đủ khả năng để tránh sập bẫy. Đồng thời bảo hiểm du lịch luôn hữu ích.
Du lịch châu Âu: "Mẹo" tránh bẫy lừa xin đồ ăn
Báo The Sun ngày 14/11 cảnh báo bẫy lừa xin đồ ăn đang khá phổ biến, theo phản ánh của nhiều khách du lịch châu Âu.
"Tôi đang ở Rome (Italia). Hôm nay lúc tôi ngồi nghỉ trên băng ghế, một người đàn ông khoảng 40 tuổi tiếp cận. Anh ta kể lể rằng là họa sĩ đến từ Hungary và đang trong kỳ nghỉ 3 ngày tại Rome nhưng không may hết tiền.
Sau đó anh ta nhờ tôi mua cho một phần pasta (mì ống) tại cửa hiệu gần đó. Tôi nói mình chỉ có ít tiền và đưa cho 2 quả chuối, cuối cùng anh ta cũng lấy" - một khách du lịch viết trên diễn đàn trực tuyến Reddit và hỏi xem có ai cũng gặp trường hợp tương tự không.
Bẫy lừa đảo thường xảy ra tại các điểm nóng du lịch. (Ảnh: iStock)
Khách du lịch này đồng thời cũng lý giải nguyên nhân khiến mình cảnh giác, là do trước đó đã gặp trường hợp tương tự tại một bến xe bus ở Thủ đô Vienna của Áo. Phản hồi từ những khách du lịch khác khẳng định đó là chiêu trò lừa đảo vặt, kiểu giả dạng xin ăn.
"Bẫy lừa đảo này đang khá phổ biến ở một số nơi trên thế giới, liên quan đến kiểu xin ăn như vậy. Kẻ lừa đảo có thể đang làm việc cho một cửa hàng địa phương" - một khách du lịch khác phản hồi.
Đây không phải là lần đầu tiên khách du lịch gặp những người tự xưng cũng là "khách du lịch" và yêu cầu được giúp mua đồ ăn vì hết tiền. Hành vi xin ăn từng xảy ra từ thời trước Covid-19, với những người đi du lịch chỉ có ít hoặc thậm chí không có tiền, nhưng vẫn vừa đi vừa xin trên đường để được người khác tài trợ cho hành trình của họ.
"Mẹo" tránh các bẫy lừa khi du lịch, là "hãy phớt lờ bất kỳ ai bỗng dưng tiếp cận bạn trên đường phố. (Ảnh: thesavvybackpacker)
Cẩn trọng tránh xa bẫy lừa mời du khách đeo vòng tay "miễn phí"! (Ảnh: hepoortraveler)
Kiểu ăn xin khi du lịch từng bị dư luận phản ứng mạnh mẽ. Năm 2019 nhà chức trách đảo Bali, Indonesia đã phải có biện pháp xử lý những "khách du lịch có vấn đề" như vậy. Nay nhiều khách du lịch cùng chung ý kiến, cho rằng kiểu lừa đảo ăn xin này là "nỗi xấu hổ" của backpacking community (cộng đồng du lịch ba lô).
"Mẹo" để tránh bẫy lừa ăn xin, theo chia sẻ của một du khách, là "hãy phớt lờ bất kỳ ai bỗng dưng tiếp cận bạn trên đường phố. Còn nếu cảm thấy áy náy thì hãy gửi một số tiền vào quỹ từ thiện địa phương".
Du lịch châu Âu: "Mẹo" tránh bẫy lừa gái xinh rủ đi bar, đến câu lạc bộ thoát y…
Trước đó khách du lịch đã được các chuyên gia cảnh báo và chia sẻ kinh nghiệm tránh sập bẫy lừa đảo, trong các vụ việc đang khiến dư luận bức xúc. Bẫy lừa siêu phổ biến là mời du khách nam đến quán bar, câu lạc bộ thoát y… liên quan đến 1 hoặc 2 gái xinh "chân dài sexy" và rượu.
Bẫy lừa siêu phổ biến là gái xinh mời du khách nam đi bar, đến câu lạc bộ thoát y… (Ảnh: Inyourpocket)
"Mẹo" tránh sập bẫy lừa đi bar, đến câu lạc bộ thoát y… là nói Không với gái xinh "tình cờ gặp gỡ"! (Ảnh: Mirror)
Gái xinh sẽ tán tỉnh du khách nam rồi mời đến quán bar hoặc câu lạc bộ, nhà hàng "quen" hay strip clup (câu lạc bộ thoát y). Tại đó gái xinh gạ khách mua đồ uống cho mình. Tới khi tính tiền khách mới tá hỏa thấy giá món đồ uống đó có thể lên tới 500 USD, dẫn tới hóa đơn hàng nghìn USD sau đêm vui vẻ.
Tương tự như vậy, để tránh sập bẫy lừa đảo bán hàng "nhái" thương hiệu xa xỉ, du khách chỉ nên mua hàng xa xỉ từ các nhà cung cấp chính thức. Nếu không đủ khả năng tài chính thì nên trung thành với hàng hiệu được bán giảm giá đặc biệt. Tại một số quốc gia ví dụ như Italia…nếu bị phát hiện mua hoặc sử dụng hàng giả, bạn có thể bị phạt tới 8.000 USD.
Để tránh sập bẫy lừa đảo cảnh sát giả, du khách cần yêu cầu được đưa về trụ sở cảnh sát nếu cần "làm việc". (Ảnh: Shutterstock)
Chuyên gia du lịch khuyên, "mẹo" hay nhất vẫn là tránh xa càng nhanh càng tốt các bẫy lừa đảo như: Người lạ "tốt bụng" (giúp làm sạch quần áo bị vấy bẩn, nhiệt tình chụp ảnh hộ rồi bỏ chạy mang theo điện thoại của khách; tặng quà, hoa, vòng đeo tay "miễn phí"; lân la làm quen trong quán bar, mời đồ uống "miễn phí"; giao dịch bằng tiền giả; tiệm ăn không ghi giá tiền trong thực đơn rồi "chặt chém"; taxi tính quá cước phí…
Phi công được ngủ trên chuyến bay xuyên đêm hay không, câu trả lời đơn giản là có. Tuy nhiên, có nhiều quy định nghiêm...