Lỗi cơ bản khi dùng kem chống nắng khiến da chị em kém xinh
Một trong những vật dụng không thể thiếu khi bạn đến nơi có “cát trắng, nắng vàng, biển xanh” là tuýp kem chống nắng.
Kem chống nắng không chỉ là sản phẩm của chị em phụ nữ mà ngày nay có nhiều anh em cũng dần ý thức phải bảo vệ da trước các tác hại của tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây nên ung thư da.
Kem chống nắng là phụ kiện không thể thiếu khi hè về.
Nhưng có một số hiểu lầm phổ biến về kem chống nắng mà người dùng thường mắc phải khiến việc chống nắng hầu như không có tác dụng. Hãy thử xem mình có mắc phải các sai lầm dưới đây không nhé!
Không đúng liều lượng
Nhiều bạn 'tiếc' nên bôi kem chống nắng quá ít dẫn đến da không được bảo vệ đủ, trong khi đó, một số bạn lại 'tham' bôi quá dày khiến da tắc lỗ chân lông gây nên mụn.
Cần bôi kem chống nắng đúng liều lượng.
Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, liều lượng thích hợp kem chống nắng cho mặt là 1-2 gram, cho toàn bộ cơ thể là 25-30 gram.
Kem chống nắng có thể chống nước?
Nhiều bạn hiểu lầm dòng chữ “waterproof” trên kem chống nắng nghĩa là bạn có thể bơi lội dưới nước thỏa thích mà không bị ướt. Nhưng thực tế thì từ “waterproof” (chống nước) ở đây chỉ có nghĩa là kem chống nắng này khó bị rửa trôi dưới nước.
Thông thường nếu bạn bơi lội dưới nước nên bôi lại kem chống nắng sau 40 phút (hoặc 80 phút đối với loại kem có ghi “very water-resistant”).
SPF có trong sản phẩm makeup là đủ
Các sản phẩm trang điểm như: kem lót, kem nền, phấn phủ…thường quảng cáo có thêm cả chỉ số chống nắng SPF (Sun Protection Factor). Vậy nên, một số bạn lầm tưởng chỉ vậy là đủ mà không cần dùng thêm kem chống nắng.
Chỉ số SPF.
Thực tế, các loại sản phẩm trang điểm dù có chỉ số chống nắng nhưng thường dưới chỉ số SPF 30, trong khi đó sản phẩm chống nắng tốt đạt hiệu quả chống nắng 99% thường phải có từ SPF 35 trở lên.
Ngoài ra, bạn nên chọn loại chống nắng phổ rộng (broad spectrum) vừa chống được tia UVA và UVB. Và nhớ bôi đầy đủ cho cả các bộ phận khác trên cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chứ không chỉ da mặt.
Sunscreen và Sunblock giống nhau?
Các chuyên gia chia kem chống nắng thành hai loại dựa vào thành phần chính và cơ chế hoạt động của chúng là kem chống nắng vật lý (sunblock) và kem chống nắng hóa học (sunscreen).
Kem chống nắng hóa học chứa các chất hóa học hoạt động với cơ chế là hấp thụ tia UV và sàng lọc rồi đào thải dưới da. Trong khi đó, kem chống nắng vật lý có thành phần chính là oxit titanium và kẽm ô xít tạo ra một màng bảo vệ hiệu quả trên da ngăn không cho tia UV xâm nhập.
Nếu bạn du lịch và hoạt động ngoài trời nắng nhiều thì kem chống nắng hóa học sẽ phù hợp hơn vì kết cấu kem mỏng, dễ hấp thu, không bị vón cục và chảy thành dòng theo mồ hôi.
Tuy nhiên, do chứa các thành phần hóa học nên có thể gây kích ứng với những người có làn da nhạy cảm.
Chỉ mùa hè mới cần bôi kem chống nắng
Kể cả khi trời âm u nhất thì tia UV vẫn có thể xâm nhập và gây hại cho da, hoặc các ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại cũng chứa tia UV gây lão hóa cho da.
Vì thế, dù mùa hè hay mùa đông, dù trong nhà hay ngoài trời, bạn cũng phải bôi kem chống nắng.
Kem chống nắng hóa học có giá trị sử dụng mãi mãi?
Mặc dù hầu hết các cơ quan quản lý Dược phẩm thường quy định kem chống nắng có hạn sử dụng trong ba năm sau khi sản xuất, nhưng một số loại có thể không có ngày hết hạn trên bao bì.
Nếu bạn không chắc mình đã mua kem chống nắng khi nào, tốt nhất là bạn nên mua một lọ mới. Và hãy sử dụng nó thường xuyên, đồng thời tẩy trang mỗi tối trước khi đi ngủ để có làn da đẹp.
Việc bỏ quên vật dụng khi trả phòng cho khách sạn là điều không hiếm thấy. Khi trả phòng, không ít người rơi vào tình...