7 sai lầm lớn nhất cần tránh khi nhận - trả phòng khách sạn
Việc bỏ quên vật dụng khi trả phòng cho khách sạn là điều không hiếm thấy. Khi trả phòng, không ít người rơi vào tình trạng quên cái này, sót cái kia dù trước đó chắc chắn đã kiểm tra mọi thứ.
Những phút "gần hết giờ" của chuyến du lịch luôn là sự bận rộn bởi eo hẹo thời gian cũng như đóng gói đồ đạc. Những lúc vội vã để rời khỏi khách sạn thường kiến chúng ta làm thất lạc hay bỏ quên một vài món đồ.
Giải pháp duy nhất cho tình trạng này là hãy sắp xếp thời gian, dành thêm vài phút sẽ giúp bạn tổ chức tốt hơn. Không có lý do gì phải vừa trả phòng khách sạn, xếp đồ, tìm kiếm giấy tờ và gọi taxi cùng một lúc.
Hãy tập trung vào một việc tại một thời điểm và cho để bản thân có thể 'thở' thay vì lên lịch gấp rút. Cuối cùng chúng sẽ giúp bạn sẽ tránh được một số sai lầm kinh điển mà khách du lịch thường mắc phải.
Cùng với đó, khi ở trong khách sạn, có một số điều nên làm và không nên, tuân theo sẽ làm cho chuyến du lịch của bạn thoải mái hơn. Để đảm bảo chuyến du lịch của bạn diễn ra suôn sẻ nhất có thể, dưới đây là 7 sai lầm lớn nhất cần tránh khi nhận phòng và trả phòng khách sạn.
1. Không hỏi về phí resort
Chẳng ai muốn trong kỳ nghỉ mình lại trở thành nạn nhân của các khoản phí mà bản thân không hề biết. Hãy minh bạch những chi phí bổ sung trong khi nhận phòng, có những khoản tiền nằm ngoài giá phòng của bạn.
Một số nơi thu hút khách hàng bằng chi phí phòng ở thấp nhưng lại độn giá cao đối với hầu hết các loại dịch vụ có trong đó.
Chính vì vậy, hãy kiểm tra lại tất cả các hóa đơn một cách cẩn thận để tránh nhầm lẫn việc sử dụng các loại dịch vụ tại khách sạn và phải trả thêm một vài khoản phí “từ trên trời rơi xuống” trước khi trả phòng.
2. Không yêu cầu nhận phòng sớm hoặc trả phòng trễ
Khi đặt phòng khách sạn của bạn, hãy nhớ rằng một số khách sạn thường sẽ có những chính sách ưu tiên nếu bạn muốn nhận phòng sớm hoặc trả phòng trễ. Nhất là đối với những người linh hoạt trong việc chọn phòng bởi điều này tăng khả năng đáp ứng yêu cầu từ phía khách sạn.
Mọi thứ dễ dàng hơn khi bạn đặt câu hỏi ở quầy lễ tân: Loại phòng nào mà mình có thể vào sớm?
3. Không yêu cầu phòng nếu bạn là người khó ngủ
Giấc ngủ trong chuyến đi du lịch luôn là điều quan trọng bởi đó là thời gian để bạn phục hồi sức khỏe và thư giãn.
Căn phòng mà khách sạn đưa ra nếu giúp bạn có giấc ngủ ngon thì thật thoải mái nhưng nếu khó ngủ thì hãy đề xuất với lễ tân. Hãy yêu cầu một phòng ở xa thang máy, ở tầng cao với tầm nhìn đẹp và yên tĩnh.
4. Quên dọn phòng lần cuối
Câu thần chú mà mọi người thường thì thầm trước khi ra khỏi nhà là "Ví tiền, điện thoại, chìa khóa?"
Một vòng kiểm tra phòng trước khi rời đi.
Nguyên tắc này cũng nên áp dụng khi bạn trả phòng khách sạn. Xem qua danh sách kiểm tra và đi dạo qua phòng của bạn trước khi trả phòng. Hãy kiểm tra từng ngăn tủ, nhà tắm, ổ cắm trong phòng trước khi rời đi.
5. Không để lại tiền tip cho nhân viên dọn phòng
Thói quen 'tip' chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng bạn nên để lại một ít tiền thưởng cho nhân viên dọn phòng tại khách sạn.
Nghề dọn phòng khách sạn tại nhiều nơi chưa được đánh giá phù hợp với sự quan trọng của nó, thì dễ hiểu khi việc để lại tiền tip cho người dọn phòng ít được để ý tới.
Để lại ít tiền thưởng cho người dọn phòng.
Hãy để lại tiền tip cho người dọn phòng bởi. Đó như thay lời cảm ơn dành cho những người đã dọn dẹp lại đống đồ lộn xộn trong phòng, giúp mình có thể nghỉ ngơi thật thoải mái hơn trong suốt thời gian nghỉ chân tại khách sạn.
Nếu bạn ra nước ngoài, một số quốc gia thậm chí còn đưa ra những quy định về việc cấm nhân viên nhận tiền tip.
Trung Quốc hay Nhật Bản, Italia xem tiền tip là điều bất thường và không tôn trọng người phục vụ.
6. Không yêu cầu nâng cấp
Nếu có cơ hội, hay hỏi lễ tân xem liệu có thể nâng cấp loại phòng mà mình đã đặt hay không. Nhân viên trực có quyền quyết định để sắp xếp những căng phòng trống. Có một số phòng rộng, tầm nhìn đẹp hơn nhưng chưa có ai ở thì đó là cơ hội của bạn. Hãy hỏi thật lịch sự và khéo léo
7. Thanh toán quá mức để nâng cấp khi đăng ký
Tất nhiên, giống như check in ở sân bay, bạn sẽ thường nhận được câu hỏi là anh/chị có muốn nâng cấp chỗ ngồi của mình không? Đó cũng là giá trị cộng thêm mà lễ tân ở khách sạn thường sẽ hỏi với bạn.
Trong cả 2 trường hợp này, hãy đặt ngưỡng tiền mình phải trả thêm khi được nâng cấp. Quy tắc ngón tay cái là 10% số tiền bạn đã phải trả, đừng làm thâm hụt ví tiền.
Marie Kondo là nữ tác giả viết sách và nhà tư vấn sắp xếp nội thất người Nhật Bản. Kondo đã viết 4 cuốn sách về các...