Bạn cần chuẩn bị gì cho một túi y tế du lịch
Bên cạnh trang phục, du khách đừng quên soạn sẵn một túi y tế du lịch để có thể xử lý các tình huống khẩn cấp để tận hưởng chuyến đi vui vẻ và an toàn.
Đi du lịch đồng nghĩa với việc bạn thay đổi sang môi trường mới, tiếp xúc với nhiều thứ mới mà mình không kiểm soát được. Do đó, để hạn chế các sự cố bất ngờ làm cản trở cuộc vui của bạn, hãy tự chuẩn bị ngay cho mình túi y tế du lịch cá nhân.
Dưới đây là những sản phẩm, thiết bị và thuốc có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc hay siêu thị tiện lợi.
Băng y tế, khử trùng
Trong quá trình đi du lịch, dù cho bạn chỉ đi tham quan trong trung tâm thành phố hay đi dã ngoại trong rừng thì chuyện bị trầy xước chảy máu vẫn rất thường xảy ra.
Những vật dụng như băng y tế cần thiết vì dù không thể băng bó hay chữa trị vết thương hoàn toàn, chúng vẫn có thể hỗ trợ bạn giữ vết thương ngưng chảy máu và nhiễm trùng cho đến khi bạn đến được các cơ sở y tế.
Băng cá nhân rất nhỏ và nhẹ nên bạn có thể mang nhiều mà không lo ngại chúng chiếm diện tích lớn. Ngoài ra băng dán chống rộp cũng rất cần thiết nếu bạn phải đi leo núi hay đi bộ nhiều. Các loại băng này có thể hạn chế tình trạng phồng rộp ở chân.
Cùng với đó thì thuốc rửa vết thương, khăn khử trùng lau vết thương cũng rất cần thiết nếu có vết thương hở. Các loại khăn tẩm cồn sát trùng để làm sạch dụng cụ và găng tay y tế để tránh làm vết thương nhiễm trùng cũng nên có trong túi y tế.
Các loại thuốc phòng ngừa
- Thuốc nhỏ mắt: xử lý khẩn cấp khi bị dị vật dính vào khi đi trên đường, đồng thời di chuyển ngoài trời trong thời gian dài cũng sẽ làm mắt mỏi và khô hơn.
- Viên ngậm họng: Hỗ trợ bạn khi nơi sắp tới có thời tiết khá khô, lạnh hay khác hẳn với thời tiết nơi bạn ở hiện tại.
- Thuốc chống say: Dù cho bạn không say xe, cơ thể vẫn có khả năng không thích nghi được với các loại phương tiện khác. Đặc biệt là tình trạng say sóng trên tàu, thuyền.
- Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này có thể hỗ trợ tình trạng dị ứng bởi ngộ độc thực phẩm hay tiếp xúc với loại cây nào đó.
- Kem chống nấm, kháng khuẩn và kháng viêm: Khi gặp phải vết thương hở, bạn vẫn cần phải di chuyển nên khả năng bị nhiễm trùng sẽ rất lớn. Thuốc kháng khuẩn và kháng viêm có thể hạn chế tình trạng này. Ngoài ra cần thêm thuốc chống côn trùng khi bạn đi du lịch dã ngoại.
Thuốc điều trị khẩn cấp
- Thuốc trị cảm và sốt: Thời tiết và điều kiện sống thay đổi sẽ làm rất nhiều người dễ sinh bệnh, thường gặp nhất là cảm, sốt.
- Thuốc giảm đau, ngứa và trị côn trùng cắn: Để giảm thiểu mọi sự khó chịu, thuốc giảm đau và giảm ngứa hẳn là cực kỳ cần thiết để bạn tiếp tục chuyến du lịch của mình. Ngoài ra, thuốc giảm đau dạng gel cũng rất cần thiết để giảm đau cơ sau chuyến đi bộ đường dài.
- Thuốc tiêu chảy, táo bón và khó tiêu: khác biệt về thời tiết cũng như ẩm thực khiến bạn dễ gặp vấn đề về tiêu hóa. Đây là những tình trạng sẽ khiến bạn mệt mỏi nhất khi đi du lịch vì thế hãy chuẩn bị cẩn thận các loại thuốc này.
Dụng cụ y tế
- Đo nhiệt độ: Sản phẩm đo nhiệt độ điện tử hiện nay khá nhỏ gọn. Tránh sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì chúng có thể dễ vỡ nếu bảo quản không đúng cách.
- Kéo y tế: Sử dụng loại nhỏ gọn có kích thước tương tự như kéo cắt giấy thủ công.
- Túi chườm nóng/lạnh: Những loại túi này có thể dễ dàng sử dụng và mang theo, dùng trong các trường hợp bạn bị đau nhức.
- Thiết bị y tế chuyên dụng: Các thiết bị này dành cho những người có bệnh mãn tính và cần thiết bị chuyên dụng. Ví dụ: máy xông mũi họng cho người bị hen suyễn, máy đo đường huyết cho người bị tiểu đường, mắt kiếng cho người gặp vấn đề thị giác… Đây là những thiết bị quan trọng, đừng quên chúng.
Các vật dụng khác
Một số vật dụng khác mà bạn có thể cần như bao cao su, thuốc tránh thai, thuốc giảm đau cho chị em khi sắp đến ngày. Các loại thuốc hỗ trợ chức năng như vitamin, khoáng chất... Ngoài ra hãy dự phong cho mình nhiều khẩu trang và nước rửa tay dạng gel trong mùa dịch Covid-19.
Việc chụp ảnh ngày nay đã quá dễ dàng với mọi người khi hầu như ai cũng sở hữu một chiếc smartphone tuy nhiên một bức...