Tô hủ tiếu ba đời đặc biệt vì yếu tố lạ, tạo dựng danh tiếng 50 năm tại Thủ Đức
Trong cuộc sống hối hả của thành phố, giữa những hàng quán mới nổi với phong cách hiện đại và đột phá, đâu đó vẫn có những góc nhỏ bình dị, nơi lưu giữ những giá trị lâu đời, đậm đà ký ức và tình yêu thương của những thế hệ đi trước.
Quán hủ tiếu bò viên hơn 50 năm của gia đình cô Lý Hương Lan nằm ngay mặt tiền đường Tô Ngọc Vân, Thủ Đức là một trong những nơi như thế. Từng góc quán, từng bát hủ tiếu thơm lừng đều chứa đựng câu chuyện về tình yêu, sự gắn bó và nỗ lực duy trì truyền thống của cô và gia đình.
Hành trình 50 năm qua ba thế hệ
Quán hủ tiếu bò viên này ra đời trước năm 1975, bắt đầu từ người cha chồng của cô Lan, là người gốc Hoa. Chiếc xe hủ tiếu bằng gỗ đã theo ông từ những ngày đầu, qua bao thăng trầm vẫn đứng vững trước cửa quán, như một biểu tượng của sự trường tồn. Sau đó, cha chồng của cô giao lại quán cho chồng cô. Rồi đến năm 1981, khi cô Lan về làm dâu trong gia đình, cô cùng chồng tiếp tục gìn giữ và phát triển quán, để nơi này trở thành một điểm dừng chân quen thuộc của nhiều thực khách tại Thủ Đức.
Quán hủ tiếu bò viên nổi tiếng 50 năm nay vẫn tấp nập thực khách chờ đợi để được thưởng thức tô hủ tiếu đậm chất người Hoa.
Hơn 30 năm gắn bó, từ khi chồng còn sống đến khi anh qua đời, cô Lan vẫn cần mẫn đứng sau chiếc xe hủ tiếu, vừa là người kế nghiệp, vừa là người gìn giữ kỷ niệm của những người thân yêu đã khuất.
Khi kể về người chồng đã mất, cô Lan không giấu được sự xúc động: “Chú là người hiền lành, tử tế, thân thiện với khách dữ lắm. Khách quý chú lắm, cứ ghé lại hỏi thăm hoài. Mỗi lần vậy, tôi lại nhớ chú, nhớ những kỷ niệm mà cả hai vợ chồng từng có bên xe hủ tiếu của cha chồng.” Giờ đây, quán hủ tiếu của cô Lan không chỉ là một nơi kinh doanh, mà còn là nơi cô cảm thấy gần gũi với chồng và cha chồng, như thể họ vẫn đang ở bên cô, tiếp thêm sức mạnh cho cô trong mỗi ngày làm việc.
Cô Lý Hương Lan là người con dâu đã thay chồng kế nghiệp cha, gìn giữ món hủ tiếu gia truyền.
Không gian quán tuy nhỏ nhưng ấm cúng, có vài chiếc bàn gỗ được sắp xếp ngăn nắp, vừa vặn cho những khách hàng quen thuộc ghé ăn mỗi chiều. Mỗi bát hủ tiếu ở đây đều giữ nguyên hương vị truyền thống của người Hoa, từ nước lèo thanh ngọt cho đến sợi hủ tiếu dai mềm, đủ để khiến những ai từng ghé thử đều muốn quay lại. Cô Lan cùng các em chồng cẩn thận chuẩn bị từng bát hủ tiếu, từ nước lèo đến các nguyên liệu như bò viên, nạm bò, gân bò – tất cả đều được chế biến tỉ mỉ và công phu.
Thực khách thường nhận xét nước lèo ở đây đặc biệt trong và thơm. Nhiều người còn nói vui rằng nước trong đến mức có thể nhìn thấy tới đáy tô. Một bát hủ tiếu đầy đặn, bốc khói, thơm ngào ngạt với hành lá, rau mùi, tóp mỡ và tiêu xay phủ lên, làm cho bất kỳ ai ngồi xuống cũng cảm thấy hài lòng.
Dù đã 50 năm nhưng tô hủ tiếu của gia đình cô Lan vẫn còn đó vẹn nguyên hương vị thuở ban đầu.
Điểm đặc trưng tạo nên danh tiếng cho quán hủ tiếu của gia đình cô Lan chính là nước lèo trong vắt, nhiều thực khách nói đùa nhìn vào tô hủ tiếu có thể nhìn thấu cả đáy tô.
Chị Thanh Thuỳ (38 tuổi) một khách quen của quán cho biết đã đến đây ăn từ khi chỉ là 1 bé gái đến giờ bản thân đã lập gia đình và có con gái chị lại tiếp tục đưa con đến đây để thưởng thức món hủ tiếu thân quen này.
“Cứ mỗi lần có thời gian ghé quán hủ tiếu ở đây để ăn thì đối với tôi không chỉ đơn giản là được thưởng thức 1 món ăn ngon mà còn đậm chất ký ức, mỗi lần ăn lại như sống lại thời ấu thơ”, chị Thuỳ chia sẻ.
Con dâu tần tảo thay chồng kế nghiệp cha và tô hủ tiếu với nước lèo trong vắt 50 năm không đổi
Không chỉ là người giữ lửa, cô Lan còn là người mang trách nhiệm lớn lao để giữ nguyên vẹn hương vị mà cha chồng và chồng cô đã dày công xây dựng.
Từ khi chồng qua đời, cô Lan đã phải thay chồng cáng đáng toàn bộ công việc từ sáng đến tối, chỉ nghỉ bán vào buổi sáng. Dù vất vả, cô Lan vẫn luôn niềm nở, cởi mở với khách hàng, mang đến cho họ không chỉ những tô hủ tiếu thơm ngon mà còn là niềm vui, sự gần gũi, ấm áp.
Cô chia sẻ: “Được tiếp nối cha chồng, tiếp nối chồng, giữ gìn và phát triển quán ăn cũng là niềm vui những cũng là áp lực đối với tôi, trách nhiệm của mình lúc này rất lớn vì phải làm sao để giữ gìn hương vị truyền thống của gia đình để khi những khách hàng quen thuộc quay lại vẫn nhận ra được hương vị thân quen, nhưng trộm vía may mắn là tôi cũng đã làm được mấy chục năm nay”.
Món bò viên cùng những topping khác không thể thiếu trong tô hủ tiếu gia truyền nhà cô Lan.
Cô Lan không chỉ duy trì quán ăn mà còn coi đó là sứ mệnh của mình, là cách cô trả ơn và gìn giữ những giá trị gia đình.
Với mỗi bát hủ tiếu cô Lan chuẩn bị, không chỉ có vị ngon mà còn có cả tình yêu, sự chăm sóc và lòng biết ơn của cô dành cho từng người khách. Nhiều thực khách xa gần khi ghé quán đều không khỏi trầm trồ trước tô hủ tiếu được chế biến công phu và đậm đà hương vị truyền thống. Bên cạnh những hương vị quen thuộc của bò viên, gân bò, nạm bò mềm, dai dai, nước chấm kèm theo cũng là một điểm nhấn, giúp từng miếng bò viên thêm phần đậm đà, hấp dẫn.
Bảng giá các món ăn tại quán được niêm yết rõ ràng từng bàn nên luôn được các thực khách thân quen tin tưởng.
Cô Lan tâm sự rằng niềm hạnh phúc lớn nhất mỗi ngày của cô là được chứng kiến từng thực khách rời quán với nụ cười hài lòng trên môi. Đối với cô, quán hủ tiếu không chỉ là nơi kinh doanh, mà còn là một phần của gia đình, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô.
Quán hủ tiếu bò viên gia truyền của cô Lan không chỉ là nơi người ta tìm đến vì hương vị thơm ngon mà còn bởi câu chuyện cảm động của gia đình cô.
Qua từng tô hủ tiếu, cô Lan không chỉ mang đến món ăn, mà còn chia sẻ một phần cuộc đời mình, một phần tình yêu gia đình. Hy vọng món ăn hủ tiếu bò viên truyền thống này sẽ tiếp tục được thế hệ sau của gia đình kế thừa phát huy qua đó giữ gìn lại nét đặc trưng của văn hoá ẩm thực của vùng đất Thủ Đức.
Ngày nay, quán cô cũng đã bắt đầu chuyển giao dần cho thế hệ con cháu để tiếp nối truyền thống gia đình.
Mấy chục năm trời cô Lan cùng các em chồng và con cháu trong nhà luôn cố gắng gìn giữ món ăn của người cha quá cố, qua đó cũng giữ lại 1 nét hương vị ẩm thực đặc trưng của vùng đất Thủ Đức.
Dưới cơn mua rả rích, chú Chí Thành (ngụ Q.10, TP.HCM) húp hì hụt từng giọt nước lèo trong tô hủ tíu mì sườn kho. “Quán...