Lịch sử của bánh mì - Một trong những món ăn nhanh ngon nhất thế giới

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Theo một số nhà nghiên cứu, bánh mì có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm thông qua việc giao thương buôn bán của người châu Âu; nhưng bánh mì chỉ được biết đến nhiều và lan dần khắp các vùng miền của Việt Nam cùng với sự xuất hiện của người Pháp từ năm 1859.

Lịch sử của bánh mì - Một trong những món ăn nhanh ngon nhất thế giới - 1
Bánh mì đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam nhờ vào hoạt động giao thương buôn bán với châu Âu. Ảnh: Kim Chi

Khởi thủy của bánh mì Sài Gòn cũng như tất cả bánh mì ổ ở Việt Nam, là bánh mì baguette do người Pháp mang đến. Những khách hàng người Việt đầu tiên của bánh mì là những người làm việc cùng với người Pháp: bồi bàn, thông ngôn, thầy lý… Sau đó, người Hoa tiếp thu cách làm bánh mì và sản xuất, bán ra thị trường. Có người cho rằng, hình dạng của bánh mì thay đổi (không thon dài như bánh mì baguette) là do người Hoa chia đôi chiều dài để bỏ vừa vào lò nướng. Cũng có ý kiến cho rằng, ổ bánh mì ngắn lại là để vừa cho một người ăn vì người Việt xem bánh mì là một loại bánh – tức dùng để ăn vặt. Vì được xem là một món ăn chơi, nên ở những năm đầu của thế kỷ trước, người từ các tỉnh có dịp đi ngang Sài Gòn đều mua bánh mì về làm quà, bởi lẽ bánh mì Sài Gòn ngon hơn bánh mì làm ở các nơi khác.

Lịch sử của bánh mì - Một trong những món ăn nhanh ngon nhất thế giới - 2
Bánh mì Việt Nam không thon dài như bánh mì baguette của Pháp, cốt để vừa một người ăn. Ảnh: Kim Chi

Năm 1958, cửa hàng bánh mì thịt nguội mang tên Hòa Mã được mở tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q3). Sau đó hai năm, tiệm dời về số 53 Cao Thắng. Hòa Mã được xem là một trong những tiệm bánh mì đầu tiên của người Việt ở Sài Gòn. Hòa Mã bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, thực khách có thể ăn tại chỗ hoặc mang về. Nhưng vì đại đa số người mua của Hòa Mã là những người làm ở các hãng, sở, thợ thuyền, sinh viên, học sinh không có nhiều thời gian vào buổi sáng để nhẩn nha ngồi ăn ở tiệm nên Hòa Mã cho thịt, chả lụa, pa–tê vào giữa ổ bánh mì để người mua tiện mang theo. Một thời gian sau, nhiều hiệu bánh mì thịt bắt đầu xuất hiện ở thành phố.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các món ăn của người miền Nam thường có nhiều rau củ. Vì vậy, ổ bánh mì được cho thêm vài lát dưa leo, củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài cọng hành, ngò để có hương thơm, vài khoanh ớt. Ăn ổ bánh mì thịt có đủ mùi thơm giòn của vỏ bánh, vị ngọt của bột mì, béo của bơ, hương vị thịt, chả, pa–tê như một bản phối tròn trịa sắc màu nhưng không hề ngán bởi có rau dưa tươi mát. Theo thời gian, bánh mì không còn là món bánh ăn chơi mà trở thành một món ăn có thể thay cho cơm

Lịch sử của bánh mì - Một trong những món ăn nhanh ngon nhất thế giới - 3
Bánh mì Việt Nam có nhiều giá trị dinh dưỡng nên có thể ăn thay cho bữa cơm. Ảnh: Kim Chi

Là một vùng đất mới, là nơi giao thoa và hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau, người Sài Gòn rất cởi mở và sáng tạo trong quá trình lao động và sinh hoạt. Từ bánh mì thịt với rau dưa hành ngò, người Sài Gòn đã có thêm rất nhiều biến tấu về nhân cho bánh mì: bánh mì ốp la, bánh mì xíu mại, bánh mì heo quay, bánh mì bì, bánh mì chả cá… Nếu mỗi Thành phố có một món ăn đặc trưng thì có lẽ, món đặc trưng của sài Gòn sẽ là bánh mì. Bánh mì là món ăn gắn chặt với người Sài Gòn từ hơn 150 năm nay. Ở Sài Gòn, bánh mì có lẽ là món ăn phổ biến nhất. Đây là món ăn vừa đặc trưng, vừa rẻ, ngon, lại tiện lợi, có thể sử dụng bất cứ lúc nào trong ngày. Ở Sài Gòn, bạn có thể tìm thấy bánh mì ở bất cứ con đường nào, từ khu phố lao động bình thường đến những trung tâm thương mại sầm uất, từ những hè phố đến khách sạn sang trọng. Hương vị đặc trưng của bánh mì Sài Gòn, có lẽ chính là hương vị của sự cởi mở như sự đa dạng của nhân bánh, nhiệt tình như lớp vỏ xốp giòn và bạn có thể cầm nắm trên tay hàng ngày.

Thanh Nguyễn (Tổng hợp)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tạp Chí Du Lịch

CLIP HOT

Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới
Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới

Cuộc sống hàng ngày gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, các lễ hội, trang phục truyền thống và đặc sản địa phương, thay vì chỉ giữ những điều đó cho riêng mình, cô gái trẻ quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, dùng mạng xã hội để chia sẻ những nét đẹp của người Hà Nhì với thế giới.