Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục tranh cãi về món kim chi

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trung Quốc cho rằng kim chi là có nguồn gốc từ món bắp cải ngâm paocai xuất xứ từ Tứ Xuyên.

Ngày 22/7 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc công bố thực thi dự thảo sửa đổi "Hướng dẫn mới về dịch và phiên âm từ vựng chuẩn sang tiếng nước ngoài".  

Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục tranh cãi về món kim chi - 1

Món kim chi

Trong đó, Bộ Văn hóa ghi rõ dịch và phiên âm món "kimchi" sang tiếng Trung Quốc là “xinqi" thay vì bằng từ "paocai" (bắp cải muối), tên của món dưa muối Trung Quốc như hướng dẫn cũ.

Thông báo mới nhất của cơ quan Hàn Quốc này tiếp tục dấy lên cuộc chiến dai dẳng về món kim chi với Trung Quốc.

Hồi năm 2020, Bắc Kinh nhận được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cho pao cai, vốn là món rau ngâm xuất xứ từ Tứ Xuyên.

Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục tranh cãi về món kim chi - 2

Món bắp cải muối Tứ Xuyên.

Thời điểm đó, tờ báo Hoàn cầu gọi đây là “tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp kim chi do Trung Quốc dẫn đầu”.

Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị ISO bác bỏ. ISO đồng thời làm rõ rằng chứng nhận được cấp cho món cho paocai, không phải kim chi.

Lúc đó, nhiều phương tiện truyền thông Hàn Quốc thậm chí còn mô tả tuyên bố gây tranh cãi này của Trung Quốc là “nỗ lực thống trị thế giới”, trong khi một số bình luận trên mạng xã hội nêu lên lo ngại rằng Bắc Kinh đang thực hiện “hành vi cưỡng bức kinh tế”, theo Reuters.

Cuộc chiến kim chi còn nóng bỏng hơn trên mạng xã hội khi cộng đồng Weibo của Trung Quốc, cho rằng kim chi là món ăn truyền thống của đất nước họ, vì hầu hết kim chi được tiêu thụ ở Hàn Quốc đều được sản xuất tại Trung Quốc.

Trong khi đó, cộng đồng mạng trên trang Naver.com của Hàn Quốc gay gắt cho rằng " họ đang đánh cắp văn hóa của chúng ta".

Theo phương pháp làm kim chi truyền thống, rau cải sẽ được rửa sạch và muối trước khi thêm gia vị và các loại hải sản đã lên men. Sau đó, hỗn hợp sẽ được cho vào các chum làm bằng đất sét chôn dưới lòng đất. Có tên gọi là Kimjang, nghi thức này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ cao, Hàn Quốc phải nhập khẩu một lượng lớn kim chi từ Trung Quốc trong khi hầu như không có kim chi Hàn Quốc được xuất sang Trung Quốc do những quy định liên quan tới thực phẩm muối chua khá ngặt nghèo từ phía Bắc Kinh.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

P.V

CLIP HOT