Du lịch Đà Lạt uống 'thuốc bổ'

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trà hoa vàng, một loài cây đặc hữu của núi rừng Lâm Đồng đang được phát triển tại Đà Lạt và một số vùng như Đạ Huoai, đây là một loại thức uống - dược liệu quý.

Du lịch Đà Lạt uống 'thuốc bổ' - 1

Trà hoa vàng là dược liệu quý, tốt cho sức khỏe. Ảnh: K.P

Theo Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, trà hoa vàng (Camellia.spp) được người Pháp phát hiện ở Việt Nam từ năm 1910. Lâm Đồng có nhiều chủng trà hoa vàng, được xem là nguồn gen tự nhiên quý.

Nông dân cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Lâm Đồng đã và đang trồng, chế biến trà hoa vàng thành nhiều sản phẩm thương mại như trà túi lọc, trà hoa vàng sấy thăng hoa, bột matcha trà hoa vàng…

Tại Lâm Đồng đã có dự án được triển khai từ một công trình khoa học của Trường Đại học Đà Lạt, nghiên cứu về cây trà hoa vàng. Từ công trình nghiên cứu khoa học được hiện thực hoá thành những vườn trà. Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu - Trường Đại học Đà Lạt đã có nhiều nghiên cứu để đem cây trà trồng và chế biến rộng rãi, phát huy được dược chất có trong trà hoa vàng, mang lại sức khỏe cho con người và mở rộng diện tích loài cây quý.

Trồng và chế biến trà bắt đầu từ phải trồng được cây trà có chất lượng tốt. Là loài cây có tốc độ sinh trưởng rất chậm, từ 4-6 năm, trà hoa vàng được xếp vào loại dược liệu “khó trồng, khó chăm”. Sau khi xem xét, đánh giá tính chất, sức sống cũng như khả năng ứng dụng, các nhà khoa học đã chọn nhân giống 3 loài trà hoa vàng phổ biến, đó là trà hoa vàng Đà Lạt, trà hoa vàng Di Linh và trà mi bạc.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

N.Nguyệt

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.