Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Một tô bún bò đầy ắp có giá 25.000 đồng nhưng những người lao động mua 10.000 mệ cũng bán, rồi bỏ thêm để khách ăn được no.

Từ xế chiều, khi qua đường Chi Lăng (TP Huế) đến số 107, người đi đường sẽ bị thu hút bởi hình ảnh cụ bà phúc hậu, ngồi trước nhà cổ với nồi bún bò mộc mạc, tỏa hương thơm lừng.

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 1

Quán bún bò mộc mạc, đơn sơ dưới hiên một căn nhà cổ tại địa chỉ 107 Chi Lăng, TP Huế.

Đây là địa chỉ ăn xế quen thuộc của người dân địa phương. Chủ quán bún bò Huế là cụ bà Phan Thị Gái (80 tuổi), người đã bán bún bò Huế trên con đường này hơn 50 năm.

Gian hàng đơn sơ này được người dân biết đến với cái tên thân thương "bún bò mệ Sang". Tại đây chỉ có vỏn vẹn 3 bộ bàn nhựa cùng vài chiếc ghế thấp nhưng chỉ vừa "mở nồi" thực khách đã phải "xuýt xoa", xếp hàng chờ thưởng thức.

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 2

Khách ăn chủ yếu là người dân địa phương.

Hỏi han vài người ăn quen, họ chia sẻ điều khiến quán bún này níu chân là bởi hương vị đặc trưng, mộc mạc chuẩn vị Huế.

Ông Phạm Văn Liền (80 tuổi, P.Gia Hội, TP Huế) - vị khách "thâm niên" của quán - bày tỏ: "Bà Gái bán bún trên con đường Chi Lăng này 50 năm nay, vì ăn quen nên tôi chỉ ăn đây thì mới thấy ngon, đúng vị Huế nhất".

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 3

Nồi nước lèo chuẩn vị Huế của quán bún bò mệ Sang.

Gọi là bún bò, nhưng với người Huế bún bò gốc phải là "bún bò giò heo", thế nên trong nồi nước dùng của cụ bà 80 này cũng đầy đủ các loại thịt. Kèm theo không thể thiếu những miếng chả cua béo ngậy, tất cả hòa quyện, bật lên mùi hương như muốn đánh thức mọi giác quan người đứng chờ.

Hỏi về bí quyết để cho ra nồi bún bò Huế "chuẩn vị", chủ quán thật thà nói: "Mệ (bà - PV) sẽ nấu chung tất cả thịt, giò, chả, gân huyết vào cùng một nồi om. Vị ngọt sẽ từ xương thịt hầm, kết hợp cùng mùi thơm dịu của sả, sau đó sẽ nêm nếm tùy ý, đặc biệt phải có một ít nước mắm ngon".

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 4

Tô bún bò đậm đà đầy ắp, màu sắc bắt mắt.

Sợi bún bò gốc Huế thường nhỏ hơn những nơi khác, được làm từ bột gạo pha với bột lọc nên trong và dai hơn. Khi chan nước vào bún sẽ không bị bở. Rau sống ăn kèm cũng "rất Huế", với bắp chuối xắt mỏng, rau thơm, hành ngò, giá...

Bà Gái giải thích, bún bò phục vụ người Huế nên trong nước dùng đã có vị cay nhẹ và ít ngọt. Nước lèo trong nhưng đậm đà bởi độ cay của sả và ớt, ăn kèm với một ít tương ớt và ớt trái xắt lát dầm là chuẩn nhất.

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 5

Bà Gái đã bán bún trên trên con đường Chi Lăng hơn 50 năm.

Một tô bún bò gói gọn hết những tinh túy của ẩm thực cố đô được bà Gái bán với giá 25.000 đồng.

"Khách của mệ là người quen ăn từ lâu, chủ yếu là người dân ở đây chứ không có người đi đường nên bán giá đó thôi. Đôi khi những người làm lao động mua 10.000 mệ cũng bán, rồi bỏ thêm cho họ ăn được no, thấy người ta khổ lắm lúc mệ cũng không nỡ lấy tiền", bà Gái nói.

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 6

Người Huế thường ăn kèm với 1 ít tương ớt và ớt trái xắt lát dầm trong nước mắm.

Quán bún bò Huế mộc mạc này không chỉ giữ chân thực khách bằng hương vị thơm ngon, chuẩn vị... mà còn bởi sự dễ thương trong tính cách đôn hậu, nhẹ nhàng của cụ bà 80 xứ Huế.

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 7

Rau sống ăn kèm.

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 8Nồi nước dùng luôn nóng hổi, tỏa hương hấp dẫn.

Có gì trong tô bún bò "chuẩn vị" Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi? - 9Nhiều người ghé quán bún bò Huế này vì sự dễ thương trong tính cách đôn hậu, nhẹ nhàng của bà.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lê Hoài Nhân (Báo Thanh Niên)

CLIP HOT

Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới
Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới

Cuộc sống hàng ngày gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, các lễ hội, trang phục truyền thống và đặc sản địa phương, thay vì chỉ giữ những điều đó cho riêng mình, cô gái trẻ quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, dùng mạng xã hội để chia sẻ những nét đẹp của người Hà Nhì với thế giới.