Mê mẩn sản vật xứ Lạng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cũng là quýt nhưng được trồng trong các khe núi, thung lũng vùng núi đá, feralit nâu đỏ hoặc màu vàng nên hương vị thanh mát hiếm có; cũng là chanh, nhưng khá nhỏ, nếu ăn cả vỏ thì sẽ cảm nhận thấy vị ngọt bùi và rất thơm... Sản vật xứ Lạng khiến du khách mê mẩn mua về làm quà.

Na (hay còn gọi là mãng cầu) Chi Lăng đúng như tên gọi là loại quả được trồng ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch Lạng Sơn, giống na này được du khách yêu thích bởi quả đều to, da xanh nhạt, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ít hạt, ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng.

Mê mẩn sản vật xứ Lạng - 1Cây na được trồng chủ yếu trên các dãy núi đá Cai Kinh lởm chởm, dựng đứng tạo nên địa thế hiểm trở của cửa ải Chi Lăng huyền thoại, gồm các dãy núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên.., thuộc vùng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao trên 400m, nơi đây vốn được coi là “ải hiểm tựa lên trời” với danh truyền “thập nhân khứ, nhất nhân hoàn” (10 người đến, chỉ có một người quay trở về). Nhưng với sự cần cù lao động, người dân đã đưa cây na “trèo” lên núi đá, ngự trị trên cao và trở thành cây trồng chính, cây hàng hóa mũi nhọn của huyện Chi Lăng.

Trước đây, người dân vác đất lên và trồng thử nghiệm một số cây trồng trên núi đá, ban đầu chỉ có một số hộ dân thử trồng cây na, lấy giống từ Hà Nội lên, nhưng thử nghiệm đó đã trở thành một phát minh của người nông dân, cây na đặc biệt thích ứng với vùng núi đá ở đây, vì thế nhà nhà đua nhau trồng.

Vì chủ yếu được trồng trên vách núi đá cao vút, nên để thu hoạch những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người dân nơi đây đã chế tạo ra những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi. Cứ thế na được vận chuyển nhanh chóng, an toàn xuống tận chân núi cách đỉnh hàng trăm mét thẳng đứng. Chính vì na được hái cách đặc biệt như thế , nên nhiều người ví von rằng lên Chi Lăng được ăn na đu dây. 

Hồng vành khuyên là giống hồng ngâm bản địa của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Đặc trưng của loại hồng này là phần đài hoa hằn trên núm, tạo nên vành rộng nên mới có tên gọi vành khuyên, quả to tròn, không hạt, ăn giòn, ngọt. Khi quả càng già, vành khuyên càng hiện rõ. Theo người dân địa phương, hồng đạt chất lượng là vỏ phải bóng, màu xanh ngả vàng, vị ngọt không sắc.

Mê mẩn sản vật xứ Lạng - 2Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định cấp bằng bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ đối với địa danh “Văn Lãng” cho sản phẩm quả hồng vành khuyên và đến tháng 5/2018, hồng Vành khuyên đã được chứng nhận là Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam.

Quýt Bắc Sơn, cách đây trên 100 năm, cây đã được trồng ở vườn nhà hoặc các thung lũng trong huyện. Quýt là loại quả bổ dưỡng nên người dân chủ yếu trồng để ăn trái và dùng làm dược liệu. Quýt vàng Bắc Sơn loại cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, thích hợp với thời tiết lạnh và khô mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên quýt Bắc Sơn sinh trưởng tốt nhất trong các khe núi, thung lũng thuộc vùng núi đá, độ cao 500 – 700 m so với mực nước biển.

Mê mẩn sản vật xứ Lạng - 3Vùng núi Bắc Sơn sở hữu đất đai tương đối màu mỡ, chủ yếu là feralit nâu đỏ hoặc màu vàng nên là nơi hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để tạo ra thứ quýt ngon với hương vị thanh mát hiếm có.

Chanh rừng (hay còn gọi là chanh Mẫu Sơn) là loại chanh mọc trên núi Mẫu Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Loại quả này cho thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Vào thời gian này rất nhiều du khách đến Lạng Sơn và mua về làm quà.

Không giống với các loại chanh khác, loại chanh này khá nhỏ, chỉ to hơn quả quất một chút. Khi chanh chín, vỏ chanh có màu vàng đẹp mắt. Nếu ăn cả vỏ thì sẽ cảm nhận thấy vị ngọt bùi và rất thơm. Nếu ăn mỗi lõi không thì sẽ hơi chua. Hoa chanh rừng nhỏ màu trắng nở ở những kẽ lá cành cây mọc từ gốc đến tận ngọn. Trong mỗi quả chanh thường có từ 3 đến 5 hạt con, rất ít.

Mê mẩn sản vật xứ Lạng - 4Theo bà con nơi đây, loại chanh này sử dụng tốt nhất lúc mà còn xanh vỏ, nếu quả đã chín vàng và to thì công dụng sẽ kém hơn so với lúc còn xanh vỏ. Loại chanh Mẫu Sơn này chỉ mọc được ở vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn. Bởi vì nơi đây có độ cao từ 800 – 1541m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng từ 15 đến 22 độ C. Điều này vô cùng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chanh này.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hoài Vũ - Ảnh: TTXTDL Lạng Sơn.

CLIP HOT