MU khởi đầu chệch choạc: Cho Ten Hag làm "Sir Alex đệ nhị" là sai lầm lớn

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

MU sẽ chỉ càng thụt lùi nếu tiếp tục bám víu vào mô hình thành công của Sir Alex.

Lãnh đạo không hiểu bóng đá

Chỉ 2 trận thua đầu mùa giải nhưng dư luận đã tin rằng vòng xoáy khủng hoảng của MU vẫn chưa kết thúc, và nhìn vào tổng quan đội bóng này có thể nói điều đó đúng. Họ có bỏ thêm hàng trăm triệu bảng và có thuê thêm những HLV giỏi như Erik Ten Hag nhưng kết quả vẫn đầy nguy cơ đi giật lùi theo từng năm.

MU khởi đầu chệch choạc: Cho Ten Hag làm "Sir Alex đệ nhị" là sai lầm lớn - 1

Năng lực điều hành của nhà Glazer thực sự bộc lộ khi MU không còn Sir Alex Ferguson để chèo lái tới những vinh quang

Loại bỏ nhà Glazer đã được xem là điều cần phải làm nhưng vấn đề là chừng nào MU còn làm ra tiền, gia đình đến từ Mỹ này vẫn sẽ còn ở lại Old Trafford. Và sự kiểm soát của họ là quá lớn: Jose Mourinho từng phàn nàn rằng để mua một cái bàn làm việc mới ở MU, ông phải viết đơn và sau đó gửi cho nhà Glazer để được phê duyệt, một quá trình mất tận 1 tuần.

Sau trận thua Brighton đã xuất hiện không ít tin đồn chuyển nhượng khác nhau. Đó không chỉ là phản ứng hoảng sợ của MU sau một trận thua: Cùng thời gian đó nhà Glazer lại đến Manchester và đó cũng là dịp đầu tiên để họ gặp HLV Erik Ten Hag, nên những mục tiêu mua sắm của MU hẳn là do Ten Hag đề xuất cho nhà Glazer để mua.

Điều nguy kịch về MU lúc này là CLB đang được điều hành bởi những người không hiểu biết về bóng đá. Đã từng có một câu chuyện lưu truyền rằng để thuyết phục nhà Glazer mua Cristiano Ronaldo, Ed Woodward đã so sánh Ronaldo với tiền vệ Tom Brady của môn bóng bầu dục Mỹ để nhà Glazer hiểu tầm cỡ ngôi sao của Ronaldo là thế nào.

MU khởi đầu chệch choạc: Cho Ten Hag làm "Sir Alex đệ nhị" là sai lầm lớn - 2

Nhà Glazer còn phải nhờ người khác giải thích về sự nổi tiếng của Ronaldo để đồng ý đưa anh quay về MU

Chưa nói đến việc mua Ronaldo là đúng hay sai, chỉ riêng việc phải giải thích về sự vĩ đại của Ronaldo cũng đủ cho thấy nhà Glazer không xứng đáng điều hành CLB này. CEO Richard Arnold, giám đốc bóng đá John Murtough cũng không có thực quyền và Ten Hag khi cần người vẫn phải chờ gặp nhà Glazer để được phê duyệt, không khác gì tướng cầm quân phải đi gặp một Bộ trưởng Quốc phòng trước đây làm trong lĩnh vực thương mại vậy.

Ten Hag đã có cái may ở Ajax là được làm việc với Marc Overmars, một người làm bóng đá đích thực. Ở MU thì không có ai như Overmars để định hướng cách làm bóng đá, trong khi Man City đã có Txiki Begiristain, PSG có Luis Campos, Arsenal có Edu, Tottenham có Fabio Paratici và Bayern Munich có Hasan Salihamidzic. Đó toàn là những người làm bóng đá và am hiểu thế giới bóng đá để biết cần làm gì có lợi cho CLB của mình.

Tư duy lạc hậu

MU có chi tiền, trong 1 thập kỷ qua hơn 1 tỷ bảng đã được đổ vào chuyển nhượng cầu thủ, nhưng tiền chi hay không là do nhà Glazer quyết định và do đó sai lầm vẫn cứ nối tiếp sai lầm. MU hơn bao giờ hết cần một người làm bóng đá giàu năng lực và có tư tưởng hiện đại để kiểm soát mọi hoạt động ở CLB, từ mua sắm cầu thủ và tuyển dụng ban huấn luyện cho tới hoạch định lối chơi lâu dài, kiểm soát tài chính lẫn ứng dụng những phát kiến công nghệ mới nhất để nâng cấp thành tích.

MU khởi đầu chệch choạc: Cho Ten Hag làm "Sir Alex đệ nhị" là sai lầm lớn - 3

John Murtough (phải) như không có thực quyền và muốn mua cầu thủ, Ten Hag phải trình lên cho nhà Glazer phê duyệt

Điều lười biếng nhất trong cách suy nghĩ của lãnh đạo MU là họ nghĩ thành công của Sir Alex Ferguson có thể được lặp lại. Điều đó có nghĩa một HLV trưởng được tập trung quyền lực vào tay mình, nắm cả công tác huấn luyện lẫn công tác chuyển nhượng. Trong lúc các CLB lớn khác rời xa mô hình đó từ rất lâu, MU vẫn tin nó sẽ mang lại thành công nên Erik Ten Hag đã được trao quyền lực trong khi Ralf Rangnick phải ra đi.

Điều đó đã sai lầm từ 10 năm trước, trong lúc MU đứng yên tại chỗ thì Man City và Liverpool cạnh tranh nhau về mọi mặt. Không chỉ trên sân bóng, Man City còn moi của MU nhiều người tài trong lĩnh vực thương mại & điều hành, họ có một học viện đào tạo trẻ mà Rooney và Van Persie gửi con tới học, trong khi Liverpool tranh các chuyên gia phân tích dữ liệu của Man City và thậm chí còn hack dữ liệu của Man City.

MU khởi đầu chệch choạc: Cho Ten Hag làm "Sir Alex đệ nhị" là sai lầm lớn - 4

Mong muốn Ten Hag điều hành MU giống như Sir Alex sẽ là một sai lầm nghiêm trọng

Một mình Erik Ten Hag có lo được những chuyện như tuyển chuyên gia dữ liệu, chuyên gia thương mại và chỉnh đốn lò đào tạo trẻ không, khi công việc của ông đòi hỏi 24/7 tập trung vào các trận đấu và tập huấn của đội 1? Đến Sir Alex có 3 đầu 6 tay cũng không làm được những việc như vậy nếu không có David Gill bên cạnh.

Sự ám ảnh với quá khứ cần phải chấm dứt, so sánh các đời HLV của MU bây giờ với Sir Alex là vô cùng khập khiễng. "Quỷ Đỏ" cần một người làm bóng đá hiện đại đứng đầu CLB để cạnh tranh về mọi mặt với các đối thủ. E rằng nhà Glazer không đủ thấu đáo để nghĩ ra được, họ chỉ cần đội 1 vào top 4 đều đặn để có tiền từ việc dự Champions League là đủ.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Q.D

CLIP HOT