Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Giáo dục đại học đóng một vai trò thiết yếu trong việc định hình các nhà lãnh đạo và người ra quyết định cho tương lai. Đó là mục tiêu và nguyên tắc chung của giáo dục vì tính bền vững trong du lịch.

Mối liên kết giữa du lịch và tính bền vững luôn thu hút nhiều sự quan tâm. Tính bền vững là một chủ đề đáng lưu ý nhất trong thực hành du lịch. Nghiên cứu và giáo dục cho các bên liên quan du lịch thực sự cần thiết trong việc cải thiện thực hành du lịch bền vững.

Giáo dục đại học đóng một vai trò thiết yếu trong việc định hình các nhà lãnh đạo và người ra quyết định cho tương lai. Thật quan trọng khi trang bị cho sinh viên tốt nghiệp với khả năng và động lực để định hướng và tạo ra một tương lai bền vững. Đó là mục tiêu và nguyên tắc chung của giáo dục vì tính bền vững trong du lịch.

Tạp chí Du lịch TP.HCM xin được giới thiệu và đăng tải toàn văn bài nghiên cứu của nhóm tác giả.

Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch - 1

Du lịch xanh thân thiện với môi trường là một trong những khía cạnh của tính bền vững trong du lịch.

1. Khái quát giáo dục vì tính bền vững

Giáo dục vì tính bền vững là một khái niệm liên quan đến tính bền vững và sự phát triển bền vững. Thuật ngữ ‘tính bền vững’ có thể được xem như một khái niệm khá phức tạp nếu đi vào chi tiết, trừ khi trong khái niệm, tính bền vững có thể bao gồm nhiều yếu tố mà những yếu tố này lại rất khó để nói rõ và không thể đo lường. Hệ quả của việc này là thường chúng ta dễ dàng chứng minh một cách tiêu cực cái gì là không bền vững hơn là một cách tích cực cái gì mang tính bền vững.

Trong Báo cáo Brundtland (Brundtland Report) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development – WCED) năm 1987 định nghĩa phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...” Định nghĩa này trở thành tâm điểm của những cuộc thảo luận về khái niệm phát triển bền vững. Mặc dù còn mơ hồ và bỏ ngỏ việc giải thích nhưng rõ ràng là nó đề cập đến những nhu cầu hơn là sự cần thiết.

Hiện tại và thực tế những mối lo lắng về biến đổi khí hậu, các vấn đề môi trường luôn được nhấn mạnh. Tuy nhiên, quan trọng là ý tưởng sự phát triển bền vững đã xuất hiện từ những mối quan tâm về môi trường trong thập niên những năm 1960 và 1970 nhưng giờ nó có phạm vi rộng hơn nhiều. Không đơn thuần chỉ là sự tương tác giữa phát triển và môi trường. Tính bền vững bao gồm luôn các vấn đề hoạt động kinh tế và xã hội. Sự phát triển bền vững có thể được xem là việc đạt được sự phù hợp nhất giữa mối liên hệ xã hội, kinh tế và môi trường. Nhằm mục đích tối đa hóa tất cả ba loại lợi ích này càng nhiều càng tốt tuy nhiên cần có một sự cân bằng giữa chúng. Điều đó có nghĩa có thể xảy ra trường hợp mà ở đó thu được lợi ích xã hội chính đáng, ngay cả khi có một số tác động tiêu cực đến môi trường. Hay sự cần thiết để bảo vệ môi trường có thể trả giá cho những lợi ích kinh tế và xã hội trong những trường hợp cụ thể. Vì vậy, một cách tiếp cận bền vững sẽ là tìm kiếm giải pháp tối đa hóa cả ba lợi ích.

Trong từng trường hợp cụ thể, có thể là một số khía cạnh của tính bền vững được xem xét sẽ quan trọng hơn những khía cạnh khác.Tuy nhiên, nhìn chung, lợi ích kinh tế là dài hạn chứ không ngắn hạn và không phải buộc hy sinh những lợi ích xã hội và môi trường. Có thể thấy rằng một khía cạnh quan trọng của tính bền vững là tính bền vững của xã hội – và rằng lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế cũng có thể là lợi ích xã hội. Do đó, sự phát triển bền vững và khái niệm về tính bền vững có liên quan tới sự tổng hợp và hợp nhất của những lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường. Nó cũng gắn kết mạnh mẽ với ý tưởng về công bằng xã hội, chất lượng cuộc sống và sự tham gia của người dân trong việc đưa ra quyết định “Để bền vững, đầu tư trong công tác bảo tồn môi trường lịch sử nên mang lại những nguồn lợi xã hội và kinh tế. Mặc khác, đầu tư vào các chương trình xã hội và kinh tế, nên mang lại lợi ích môi trường” [3, tr.217 – 218].

Trong khi chúng ta biết tính bền vững là quan trọng để đảm bảo một thế hệ tương lai an toàn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta giáo dục con người về tính bền vững? Cho đến nay tất cả đều nhận ra rằng không thể đạt được tính bền vững chỉ bằng các giải pháp công nghệ, luật lệ chính trị hay công cụ tài chính nhưng đòi hỏi một sự thay đổi trong suy nghĩ, lối sống và hành động của từng cá nhân. Người ta tin rằng cần có nền giáo dục và học tập cao vì sự phát triển bền vững ở các cấp và ở mọi bối cảnh xã hội. Giáo dục là một quá trình quan trọng để truyền tải và hấp thụ văn hóa nhận thức về những gì tạo nên những thực hành bền vững cho thế hệ tương lai. Nó là một phương pháp nhằm mục đích phát triển những giá trị vốn có của các cá nhân trong sự phát triển bền vững ở tất cả các khía cạnh của việc học, thúc đẩy những thay đổi trong cách hành xử, chú ý đến một xã hội bền vững và công bằng hơn cho tất cả [1, tr.2].

Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch - 2

Trong nhiều năm qua, Liên Hiệp Quốc (United Nations – UN) đã luôn nhấn mạnh việc sử dụng giáo dục như một công cụ để ủng hộ phát triển bền vững. Giáo dục rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện khả năng của con người để giải quyết những vấn đề môi trường và sự phát triển:

“Giáo dục rất quan trọng để đạt được những nhận thức về môi trường và đạo đức, những giá trị và thái độ, kĩ năng và hành vi phù hợp với sự phát triển bền vững và để cộng đồng tham gia cách hiệu quả vào việc đưa ra các quyết định. Cả giáo dục chính quy và phi chính quy đều không thể thiếu nhằm thay đổi thái độ của con người để họ có năng lực đánh giá và giải quyết những mối quan tâm phát triển bền vững” [1, tr.3].

Một sự nhìn nhận ngày càng tăng về tầm quan trọng của giáo dục như một công cụ hỗ trợ hành động và thay đổi vì tính bền vững. Một thập kỷ qua, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thúc đẩy các sáng kiến Giáo dục vì tính bền vững (Education for Sustainability – EfS) và Giáo dục vì sự phát triển bền vững (Education for Sustainable Development – ESD hay EfSD) đến các quốc gia ở mọi cấp độ giáo dục, thu hút người học với những nội dung và hình thức sư phạm sáng tạo quanh chủ đề phát triển bền vững. Sự quan tâm đến tính bền vững ngày càng tăng đã dẫn đến sự gia tăng cuộc vận động EfS và ESD. Trong khi nhiều chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng học thuật đã thảo luận về nhu cầu của EfS thì dường như có vẻ vẫn không có sự đồng thuận về định nghĩa EfS, định nghĩa EfS và ESD sẽ có nghĩa khác nhau trong từng bối cảnh và tình huống khác nhau [1, tr.1].

Trước tiên, chúng ta nên hiểu bản chất của các định nghĩa EfS. Cloud Institute for Sustainability Education là một tổ chức được thành lập vào năm 1995 như là một chương trình của diễn đàn Mỹ về Giáo dục Toàn cầu được biết đến là trung tâm giáo dục tính bền vững. Từ khi ra đời Cloud Institute là một người tiên phong trong giáo dục vì tính bền vững. Cloud Institute định nghĩa EfS:

“là một quá trình học tập chuyển hóa trang bị cho sinh viên, giáo viên, nhà trường và các nhà giáo dục phi chính quy những kiến thức và cách suy nghĩ rằng xã hội cần đạt được sự thịnh vượng kinh tế và có những công dân có trách nhiệm trong khi khôi phục lại thể chất của những hệ thống sống mà cuộc sống chúng ta phụ thuộc vào đó” [link https://cloudinstitute.org/mission-history].

Chew Hung Chang, Gillian Kidman và Andy Wi tổng kết một tìm kiếm nhanh trên mạng cho kết quả khoảng 30 giải thích, triết lí và định nghĩa khác nhau từ các tổ chức trên khắp thế giới về EfS. Một đám mây từ xác định những chủ đề quan trọng xen lẫn những định nghĩa khác nhau. Từ đám mây từ, chúng ta có thể nhìn thấy ‘bền vững/sustainable’, ‘giáo dục/education’, ‘nhu cầu/needs’, ‘việc học/learning’, ‘tương lai/future’ là được sử dụng phổ biến nhất [1, tr.2].

Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch - 3

Còn Stephen Sterling định nghĩa EfS là quá trình mà qua đó chúng ta giáo dục cá nhân về các giá trị, cơ hội và sự lựa chọn của mỗi người. Mỗi cá nhânphải phát triển như một nhân vịcó hiểu biết, độc lập, có trách nhiệm và chủ động thay đổi trong một nỗ lực đóng góp cho tương lai xã hội và hệ sinh thái. Nó là một quá trình học tập chuyển hóa dẫn nhập và trang bị cho sinh viên, giáo viên, nhà sư phạm và người họckiến thức, thái độ, kĩ năng và những giá trị cần thiết để đóng góp và bảo vệ những phúc lợi môi trường, xã hội và kinh tế cả ở hiện tại và tương lai.EfS thôi thúc người học tư duy phản biện và sáng tạo về tương lai và có những thay đổi cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống trên toàn cầu [1, tr.4].

Khi bàn về mục tiêu và những nguyên tắc chung của EfS, Cupitt và Smitt khẳng định giáo dục vì tính bền vững cho người học khả năng giải quyết những vấn đề thông qua hội nhập tri thức, có sự hiểu biết toàn cảnh với một tầm nhìn dài hạn và một sự tích hợp các giá trị [2, tr.3]. EfS không chỉ cung cấp những kĩ năng khoa học và kĩ thuật mà còn động lực và sự hỗ trợ xã hội cần thiết cho các cá nhân muốn theo đuổi và áp dụng những kĩ năng khoa học và kĩ thuật ấy. Vì lí do đó, chúng ta cần cải thiện chất lượng và phạm vi của giáo dục môi trường và tái định hướng mục tiêu của mình để nhận ra tầm quan trọng của sự phát triển bền vững. Nhiều tổ chức quốc tế, khu vực và quốc gia đã nhận ra giáo dục môi trường là cái gốc của EfS và đã phát triển những chiến lược và kế hoạch hành động riêng. Một lời kêu gọichung trong các phong tràokhởi xướng giáo dục môi trường quốc tế, khu vực và quốc gia là việc cần thiết sựcộng tác của tất cả các cơ quan chính phủ và cần có một sự thỏa thuận và cam kết chung về các chính sách, chiến lược, và chương trình của giáo dục vì tính bền vững EfS.EfS vượt xa việc cung cấp thông tin về môi trường,những cuộc thảo luận của UN về tính bền vững nói chung đã vượt qua việc tập trung cách độc nhất về môi trường, thảo luận về giáo dục đã chuyển từ giáo dục môi trường sang giáo dục vì sự phát triển bền vững. EfS là một quá trình thúc đẩy và khiến cho con người tham gia vào việc sáng tạo tương lai bền vững [1, tr.5].

2. Mô hình giáo dục vì tính bền vững trong du lịch

Du lịch và nông nghiệp luôn xuất hiện trong danh sách các chủ đề được đưa vào chương trình giảng dạy của UNESCO về giáo dục vì tính bền vững. Hai chủ đề này được bao gồm bởi vì mối liên kết mạnh mẽ giữa chúng với toàn cầu hóa, mức độ và sự đa dạng của những tác động tiềm ẩn cả tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa trên tất cả các chiều kích của tính bền vững.

Du lịch luôn xuất hiện trong các cuộc thảo luận về tính bền vững phản ánh một lịch sử lâu dài những mối quan tâm về các mối liên kết giữa du lịch và tính bền vững. Bất chấp các cuộc thảo luận sâu rộng về du lịch bền vững trên 30 năm qua, chỉ có sự chú ý giới hạn dành cho mối quan hệ giữa giáo dục, du lịch và tính bền vững.

Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch - 4

Ảnh: TTXVN.

BEST EN 2011 Think Tank là sự kiện đầu tiên tập trung vào giáo dục vì tính bền vững và du lịch. Mạng lưới giáo dục BEST là một tổ chức hợp tác quốc tế giữa những nhà giáo dục, hầu hết là giáo dục đại học, những người có mối quan tâm trong việc cải thiện giáo dục để hỗ trợ du lịch bền vững.Các bên liên quan chính của những thể chế giáo dục chính quy, sinh viên, du khách, cộng đồng điểm đến (destination community), doanh nghiệp du lịch và những tổ chức khác có thể xem xét những tài liệu sẵn có về giáo dục du lịch.

Những cuộc thảo luận về giáo dục du lịch ở những cơ sở giáo dục chính quy đã bị chi phối bởi các cuộc tranh luận về sự cân bằng giữa yêu cầu chuyên môn và dạy nghề, giáo dục khai phóng và những yêu cầu theo sau đó về cái gì nên được bao gồm trong chương trình giảng dạy ở bậc đại học du lịch, nhà hàng, khách sạn và quản lí sự kiện. Trong trường dạy nghề, càng có rất ít thảo luận giáo dục du lịch ngoại trừ một vài danh sách cái gì nên được bao gồm trong chương trình giảng dạy [2, tr.12].

Trong khi tính bền vững là một chủ đề của giáo dục du lịch được thảo luận nhiều thì nghiên cứu về cái gì được bao gồm trong các chương trình du lịch, nhà hàng, khách sạn, quản lí sự kiện ở bậc đại học của hai tác giả Gianna Moscardo, ‎Pierre Benckendorff cho thấy nó lại không được tích hợp tốt vào những chương trình hiện có. Học giả Fidgeon đánh giá về chương trình giáo dục du lịch ở Anh, nhiều chương trình tích hợp tính bền vững và những yếu tố du lịch bền vững để đáp ứng yêu cầu thị trường chứ không phải là một phần của bất kì phương pháp tích hợp hay phương pháp toàn diện của EfS.

Nhà nghiên cứu Day và những đồng nghiệp sau khi khảo sát chi tiết về du lịch và các chương trình liên quan đến du lịch bậc đại học ở Úc đã báo cáo rằng nhiều chương trình bao gồm nhiều học phần về du lịch bền vững hoặc những tác động du lịch nhưng chỉ vài chương trình bao gồm các khía cạnh khác của tính bền vững như đạo đức hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [2, tr.13].

Các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu du lịch đã bắt đầu tái kiểm tra bản chất của giáo dục du lịch, dường như đã đến lúc tập trung sự chú ý vào giáo dục vì tính bền vững trong du lịch. Trên cơ sở những khía cạnh quan trọng của EfS, Gianna Moscardo, ‎Pierre Benckendorff đưa ra một khung chương trình giáo dục vì tính bền vững trong du lịch mà chúng ta có thể tham khảo và tìm hiểu.

Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch - 5

Trung tâm của khung tham chiếu là cá nhân người học bao gồm sinh viên ghi danh vào các chương trình giáo dục chính quy ở mọi cấp độ, chủ doanh nghiệp, nhân viên trong các tổ chức du lịch, nhà hoạch định chiến lược, thành viên cộng đồng và du khách. Các bên liên quan củagiáo dục vì tính bền vững trong du lịch được xác định là các cơ sở giáo dục chính quy, cộng đồng điểm đến và tổ chức du lịch.

Sự phát triển của EfS cách hiệu quả trong du lịch đòi hỏi tất cả các bên liên quan phải tham gia như người học và người dạy. Chẳng hạn trong khung này, các tổ chức giáo dục chính quy nên tìm kiếm những cơ hội để hỗ trợ những cộng đồng điểm đến tìm hiểu về du lịch và tính bền vững cũng như làm việc với các cộng đồng điểm đến để tạo ra các hoạt động học tập tính bền vững cho cá nhân người học ở mọi cấp độ. Tương tự, các tổ chức du lịch nên cung cấp chương trình EfS cho những chủ doanh nghiệp, người điều hành và những người liên quan điểm đến khác.

Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch - 6

Những khía cạnh quan trọng của giáo dục chuyển hóa vì tính bền vững [2, tr.4]

Ngoài ra, các tổ chức du lịch cần phát triển các mối quan hệ đối tác với cơ sở giáo dục chính quy để cải thiện kĩ năng và năng lực bản thân trong phạm vi bền vững trong du lịch và làm việc với các bên liên quan để phát triển những cơ hội EfS cho du khách ngay tại điểm đến của họ.Cuối cùng, khung EfS bao gồm môi trường du lịch. Yếu tố này được bao gồm vì hai lí do. Đầu tiên, nó nhận thấy rằng mục tiêu cuối cùng của EfS trong du lịch là thay đổi môi trường du lịch để du lịch hỗ trợ tính bền vững cả ở tại và ngoài điểm đến. Thứ hai, nó thừa nhận rằng môi trường du lịchtạo cơ hội cho các cá nhân tìm hiểu về tính bền vững. Khung tham chiếu này cung cấp một phương cách để điều tra, đánh giá và hướng dẫn những cuộc thảo luận về EfS trong du lịch [2, tr.15 – 16].

Stephen R. Sterling khẳng định bản chất của tính bền vững đòi hỏi một sự thay đổi chủ yếu của nhận thức luận. Do đó, giáo dục du lịch phải đáp ứng những thách thức đi kèm. Điều đó ngụ ý rằng những thay đổi trong chương trình giảng dạy, sư phạm, chính sách và các cấu trúc tổ chức là thiết yếu để đạt được tính bền vững. Trong khi tất cả các học giả, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách đều đồng ý rằng EfS là quan trọng và nên được bao gồm trong chương trình giảng dạy du lịch thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta cố gắng cấu trúc và cân chỉnh việc thực hành giảng dạy của chúng ta với nhu cầu hành vi và học tập của sinh viên?  

Khoảng cách giữa mục tiêu, kết quả và mối quan tâm của hệ thống giáo dục hiện tại là một phần của vấn đề đưa tới kết luận rằng giáo dục vì tính bền vững trong du lịch đòi hỏi giáo dục chuyển hóa bao gồm sự thay đổi cơ bản về bản chất của tổng thể giáo dục và một trọng tâm vào giáo dục như một trải nghiệm thay đổi cho người học. Từ những nghiên cứu về EfS của Cotton và Winter, O’Brien, Rowe và Johnston, Ryan và Cotton, Sterling, Gianna Moscardo đã đúc kết lại bảng tóm tắt những khía cạnh quan trọng của sự chuyển hóa giáo dục EfS như sau:

Những khía cạnh này cho thấy cần một sự chuyển đổi mô hình trong giáo dục. Mô hình chuyển đổi này yêu cầu toàn bộ quá trình giáo dục phải được thiết kế lại. Sẽ không đạt hiểu quả khi chỉ đơn giản là thêm tính bền vững vào trong chương trình giáo dục du lịch hiện có. Những cuộc thảo luận về giáo dục chuyển hóa đưa ra ba nguyên tắc chung của EfS:

- EfS vượt ra ngoài lớp học

- EfS đòi hỏi sự thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc toàn bộ cơ chế

- EfS phải tuân theo những nguyên tắc cốt lõi của tính bền vững

Phần mở rộng học tập ngoài lớp học bao gồm một số chiều kích. Đầu tiên là chiều kích các bên liên quan với một sự công nhận rõ ràng về nhu cầu các chiến dịch giáo dục cộng đồng, tiếp thị xã hội, đào tạo hoạch định chiến lược trong chính phủ và doanh nghiệp, hỗ trợ cho học tập cộng đồng đến với mọi người bên ngoài hệ thống giáo dục chính quy. Thứ hai là chiều kích địa điểm với một trọng tâm đặt vào các hoạt động học tập ở bên ngoài lớp học liên quan đến sự tương tác và hợp tác với nhiều đối tác liên quan. Chiều kích thứ ba là thời gian đề cập đến việc yêu cầu giải quyết cách nghiêm túc việc học tập suốt đời.

Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch - 7

Ảnh: CĐ DLSG.

Trong khi nhiều tổ chức giáo dục chính quy thường đề cập đến việc học tập suốt đời trong sứ mệnh hay tầm nhìn của họ, cũng như trong từng mục tiêu môn học nhưng trọng tâm thường khuyến khích người học quay lại với giáo dục chính quy. Học tập suốt đời nên được xem như một cách tiếp cận trong cuộc sống hằng ngày dựa trên một khuynh hướng tư duy phản biện về trải nghiệm của mỗi người và tinh thần sẵn sàng thay đổi. Trong bối cảnh đó việc học tập suốt đời là việc cá nhân thực hiện và mục tiêu của hệ thống giáo dục là khuyến khích và phát triển tâm thức ấy [2, tr. 4 – 5].

3. Kết luận

Mặc dù du lịch và tính bền vững có mối quan hệ chặt chẽ và đã có một lịch sử nghiên cứu lâu dài nhưng lại có ít sự quan tâm chú ý về tính bền vững và giáo dục du lịch. Giáo dục vì tính bền vững được xây dựng nhằm định hướng giáo dục để nâng cao năng lực của những nhà kinh doanh tương lai trong việc tạo ra giá trị lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế và xã hội thông qua việc thay đổi nội dung, phương pháp cũng như môi trường giáo dục, kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu và trao đổi với doanh nghiệp, cộng đồng. Giáo dục vì tính bền vững trong du lịch là một quá trình lâu dài, đòi hỏi một cuộc cải cách tổng thể hơn là chỉ lồng ghép chủ đề vào trong chương trình giáo dục. Đây là một quá trình thay đổi trong suy nghĩ, lối sống và hành động. Sinh viên du lịch phải là con người lựa chọn cách sống bền vững cho hôm nay và ngày mai.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

TS. Nguyễn Bạch Mai - Nguyễn Diệp Mai - Trương Phúc Hải (Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành)

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!