Homestay độc đáo giữa sa mạc, giá thuê lên đến 85 triệu/đêm
Ngôi nhà này còn phản chiếu toàn cảnh vùng sa mạc bao quanh.
Ngôi nhà vô hình
Nhà thiết kế Tomas Osinsk và nhà sản xuất phim Los Angeles Chris Hanley đã tạo ra ngôi nhà Airbnb bằng gương gần Công viên Quốc gia Joshua Tree với thiết kế trông giống như một tòa nhà chọc trời nằm ngang. Cách trung tâm thành phố Joshua Tree mười phút, The Invisible House - Ngôi nhà Vô hình là điểm dừng chân có một không hai.
Với sự độc đáo của mình, Airbnb này có giá 85 triệu/đêm.
Invisible House với khung thép dài, được sắp xếp hợp lý, được ốp cẩn thận bằng kính cường lực tráng gương vốn thường được sử dụng cho các tòa nhà chọc trời. Nó được nâng cao trên mặt đất trên các cột bê tông hình trụ nhằm mang lại một trong những tác động thị giác lớn nhất .
Trước khi xây dựng Ngôi nhà vô hình, các nhà thiết kế đã tiến hành khảo sát sinh học để xem xét tác động lên các loài động thực vật địa phương. Các nhà thiết kế đã sử dụng vật liệu nhằm giảm tác động môi trường, những kính có độ phát xạ thấp đồng thời sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời và hệ thống đun nước nóng trên mái nhà.
Ở bên trong The Invisible House, những bức tường kính được nhân đôi cho tầm nhìn ngoạn mục ra khu vực riêng tư 90 – mẫu Anh bao quanh, và để lộ trần với cấu trúc kim loại. Tổng diện tích sử dụng của ngôi nhà là hơn 500 mét vuông và một bể bơi dài 30 mét ngắm nhìn toàn cảnh xung quanh.
Phòng khách và khu vực ăn uống của The Invisible House in Joshua Tree được bố trí trên sàn bê tông xung quanh hồ bơi. Cửa kính trượt cũng tạo nên một mảng tường lớn ở phía tây để mở từ bên trong ra để du khách có thể dễ dàng chiêm ngưỡng không gian hùng vĩ bên ngoài.
Tại The Invisible House, bốn phòng ngủ và phòng tắm được ngăn cách bằng vách ngăn màu trắng chứ không phải cửa và mỗi phòng đều có tầm nhìn rộng ra sa mạc Joshua Tree bao quanh. Đồ nội thất cũng được thiết kế hiện đại với khung giường bằng kính ấn tượng mạnh mẽ và phòng tắm vòi sen bằng kính.
Nếu du lịch và nghỉ dưỡng vẫn đang là một hạn chế với người dân Thủ đô, vậy tại sao ta không có một “chuyến đi“...