3 món rau củ ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Không chỉ mang lại nhiều chất dinh dưỡng, 3 món rau củ này tượng trưng cho sự giàu sang, trường thọ, may mắn và sum họp trong bàn tiệc đầu năm của người Trung Quốc.

3 món rau củ ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc - 1

Tết là dịp sum họp gia đình.

Một số thực phẩm trong nền văn hóa Trung Quốc trong ngày đầu năm như sủi cảo hay bánh trôi nước. Ngoài ra khi nhắc đến rau củ, người dân nước này cũng chọn những loại thức ăn tượng trưng cho mùa xuân, năng lượng và sự giàu có.

Xà lách - biểu tượng của sự giàu có

3 món rau củ ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc - 2

Xà lách xào có hương vị ngon, phù hợp cho ngày đầu năm.

Ở Trung Quốc, xà lách được chọn làm thực phẩm để mở màn cho ngày đầu năm mới vì từ màu xanh của lá trong cả tiếng Quan Thoại và Quảng Đông đều đồng âm với từ phát tài. Tuy nhiên, không phải loại rau sống nào cũng được ưa chuộng trong bữa cơm ngày Tết.

Tờ New York Times giải thích rằng khi màu xanh được nấu chín thì nó cũng tượng trưng cho sự may mắn. Xà lách khi xào có thể làm thành món khai vị với trứng chiên, tỏi băm và cơm. Một món đơn giản khác mà bạn có thể thưởng thức là nêm xà lách với nước tương, dầu hào, dầu mè, gừng và tỏi.

Xà lách nấu chín có hương vị thơm ngon khi xào. Theo trang web chuyên về ẩm thực The Woks of Life, hương vị xà lách rất sảng khoái. Ngoài ra, khi xào, xà lách vẫn giữ hàm lượng nước cao và có độ giòn.

Cải thìa tượng trưng cho giàu có và sống lâu

3 món rau củ ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc - 3

Cải thìa khi ăn để nguyên mang ý nghĩa trường thọ.

Ngoài công dụng tốt cho sức khỏe, cải thìa còn tượng trưng cho sự giàu có và may mắn. Điều này khiến loại thực phẩm này trở thành một phần quan trọng trong bàn ăn dịp Tết Nguyên đán. Theo truyền thống ẩm thực Trung Quốc, cải thìa tượng trưng cho sự trường thọ với ý nghĩa nhấn mạnh tuổi thọ của cha mẹ và người lớn tuổi.

Theo hãng tin Today, cải thìa để nguyên có ý nghĩa đặc biệt nhằm cầu chúc cha mẹ trường thọ. Bạn có thể ăn toàn bộ cải thìa, từ rau xanh đến cọng, vì hầu hết bộ phận đều có thể ăn được. Cho dù chế biến cải thìa vào món xào hay làm thành một món ăn phụ thì loại rau này đều rất ngon. Một công thức cải thìa xào đơn giản bao gồm tép tỏi, gừng tươi, dầu mè và dầu hào với hạt mè.

Bông cải xanh Trung Quốc tượng trưng cho sự hòa hợp

3 món rau củ ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc - 4

Bông cải xanh Trung Quốc phù hợp để ăn trong mọi dịp lễ.

Bông cải xanh Trung Quốc là một phần quan trọng trong bữa ăn Tết Nguyên đán nếu bạn đang muốn cải thiện các mối quan hệ. Lý do là bông cải xanh Trung Quốc tượng trưng cho sự cân bằng trong các mối quan hệ.

Bông cải xanh Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với họ cải brussels, bắp cải và cải xoăn. Nó có lá giống cải xoăn, trong khi thân dày giống bông cải xanh hơn. Khi ăn bông cải xanh Trung Quốc, bạn sẽ nhận thấy phần cuống hơi ngọt còn phần lá có vị hơi đắng. Loại rau này thường được tìm thấy trong các món xào, bánh bao và salad tươi.

Một trong những cách tốt nhất để chế biến bông cải xanh là xào với tỏi, ớt và dầu hào. Bông cải xanh xào dầu hào thường được tìm thấy ở cả nhà hàng cao cấp và bếp gia đình. Điều này khiến nó trở thành món ăn Trung Quốc khá phổ biến trong nhiều dịp lễ hơn là Tết Nguyên đán. Bông cải xanh Trung Quốc xào đơn giản cũng có thể dùng làm món ăn kèm bằng nước dùng gà hoặc rau củ, rượu sherry, dầu hào và đường nâu.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.