QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 

QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ - 1

 
47 trí thức trẻ Việt Nam trong cuộc giao lưu trước khi lên đường học tập tại Hoa Kỳ

TS. Lynne A. Mcnamara - Giám đốc Điều hành VEF quỹ giáo dục Việt Nam: “Gần 400 bạn trẻ được chọn trong mấy năm qua đã vượt qua quy trình tuyển chọn rất cạnh tranh của VEF với sự hỗ trợ của Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ. Họ đã thể hiện được năng lực trí tuệ và thành tích học tập cao của mình. Chúng tôi chúc mừng và mong họ hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo để trở về phục vụ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam”

Khi Việt Nam mở đầu sự nghiệp đổi mới đất nước, chúng ta muốn làm bạn với các nước, khép lại quá khứ, nhìn tới tương lai... Và Việt Nam đã được bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ rất nhiều trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Mấy năm qua, Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) đã xét chọn và cấp hàng trăm học bổng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Với tôi, VEF như con thuyền chở đầy ước mơ của tuổi trẻ Việt Nam muốn làm chủ khoa học – công nghệ. Và “con thuyền” ấy bước đầu đã đưa nhiều trí thức trẻ Việt Nam đến chân trời khoa học. Từ suy nghĩ ấy, tôi đã viết một bài thơ “Con thuyền ước mơ” và được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc.

QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ - 2

TS Lynne A. McNamara - Giám đốc Điều hành VEF (thứ 2 từ trái sang); TS Steven Pappas - Đại diện Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (thứ 3 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng các Nghiên cứu sinh

QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ - 3

Từ trái sang: Nhà báo Vu Gia; Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng - Trưởng Đại diện VEF tại Việt Nam; Nhạc sĩ Vũ Hoàng – Tổng Biên tập Tạp Chí Du lịch TP.HCM và Học giả Huỳnh Trung Hiếu

Trung tuần tháng 6, tại thành phố cổ Hội An, VEF đã tập hợp 47 trí thức trẻ Việt Nam trên cả nước được xét chọn đào tạo ở các trường đại học chất lượng cao tại Hoa Kỳ, để hướng dẫn cách làm việc tập thể và đặc trưng văn hóa vùng miền cũng như động viên các trí thức trẻ Việt Nam được xét chọn cấp học bổng đợt này hãy cố gắng, cố gắng thật nhiều để làm chủ khoa học – công nghệ, để trở thành những Nhà Khoa học thực thụ như mong muốn của hai quốc gia Hoa Kỳ - Việt Nam... Và chúng tôi cũng có mặt chung vui cùng các bậc phụ huynh và 47 trí thức trẻ Việt Nam trước lúc lên đường học tập tại Hoa Kỳ.

TS Steven Pappas - Đại diện Bộ Giáo dục Hoa Kỳ và TS Lynne A. McNamara - Giám đốc Điều hành VEF, cũng như các trí thức trẻ có mặt đã cùng với nhạc sĩ Vũ Hoàng, bắt nhịp cất cao lời ca của ca khúc “Con thuyền ước mơ” trong niềm vui rộng mở. Đây là bài hát sinh hoạt tập thể đầu tiên của VEF. TS Lynne A. McNamara cho rằng tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp của các trí thức trẻ Việt Nam nói riêng, tuổi trẻ Việt Nam nói chung, đã được thể hiện khá đầy đủ trong ca từ, trong giai điệu của ca khúc “Con thuyền ước mơ”...

QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ - 4


QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ - 5

Các Học viên nữ trong tiết mục múa Một thoáng quê hương

QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ - 6

Các Học viên cùng hát với Nhạc sĩ Vũ Hoàng

QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ - 7

QUỸ GIÁO DỤC VIỆT NAM: ĐƯA 382 TRÍ THỨC TRẺ SANG HỌC TẬP TẠI HOA KỲ - 8

Sau những lời động viên những trí thức trẻ, nhạc sĩ Vũ Hoàng đã hát tặng các trí thức trẻ đất nước Việt Nam bài hát “Phượng hồng”, những mong anh chị em trí thức trẻ dù đi đâu, ở đâu vẫn nhớ về quê hương, đất nước, nhớ về thời sinh viên, thời mới lớn để yêu hơn, có trách nhiệm hơn với đất nước, cố gắng góp phần đưa Việt Nam trở thành đất nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như ý Đảng, lòng dân.

Cố gắng là được

“Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia có nền khoa học – công nghệ tiên tiến. Tôi được tuyển chọn lần này của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) là điều vui, vì hy vọng sau một năm về nước, tôi sẽ đóng góp được chút gì đó cho quê nhà. Đặc biệt, nhìn 35 nghiên cứu sinh (NCS) và 9 học viên cao học tuổi đời còn khá trẻ chuẩn bị lên đường sang học tập tại Hoa Kỳ có mặt hôm nay, tôi tin họ cũng có suy nghĩ như tôi”- TS Huỳnh Trung Hiếu (Trường ĐH Công nghiệp TPHCM), tham gia chương trình học giả tại Trường ĐH Chicago, cho biết như vậy tại buổi giao lưu, chiều 13-6 ở TP Hội An (Quảng Nam).

TS Nguyễn Thị Thanh Phượng - Trưởng Đại diện VEF tại Việt Nam, cho biết, khi VEF thành lập, có 107 trường Đại học hàng đầu của Hoa Kỳ đã tham gia vào Hiệp hội các trường đồng minh VEF cùng chia sẻ tài chính với VEF. Đó là điều thuận lợi cơ bản của VEF trong thời gian hoạt động, cũng như thuận lợi cho các bạn trẻ ứng tuyển quỹ học bổng này.

Nguyễn Thị Tuấn Anh, sinh năm 1984, công tác tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, được tuyển chọn theo học chương trình Tiến sĩ Ngành Công nghệ Sinh học tại Trường ĐH Missouri trong đợt này, cho rằng muốn nhận học bổng của VEF thì ứng viên phải phấn đấu học tập từ bậc Đại học với điểm số cao và chuẩn bị trình độ tiếng Anh thật tốt. Mọi việc đều thể hiện trên bằng cấp, phiếu điểm và phỏng vấn trực tiếp. Thư giới thiệu của Giáo sư trong nước, nhất là của Giáo sư trực tiếp phỏng vấn rất quan trọng đối với các trường khi ứng viên xin tiếp nhận. Nếu bạn nào có quan tâm và cố gắng là được.

Đã có 83 người nhận bằng Tiến sĩ

Chính thức hoạt động năm 2003 đến nay, VEF đã tuyển chọn và đưa 389 Nghiên cứu sinh sang học tập tại các trường Đại học hàng đầu của Hoa Kỳ. Số NCS được VEF lựa chọn đã hoàn thành tốt các đơn vị học trình và đã có 52 người nhận bằng Thạc sĩ, 83 người nhận bằng Tiến sĩ. Theo TS Lynne A. McNamara - Giám đốc Điều hành VEF, trong số này đã có 77 người trở về nhận công tác tại Việt Nam, số còn lại đang tham gia các hoạt động chuyên môn tại Hoa Kỳ hoặc đang học tiếp chương trình Tiến sĩ. Bên cạnh đó, thông qua chương trình học giả bắt đầu từ năm 2007 đến nay, VEF đã đưa 32 Tiến sĩ của Việt Nam tham gia các chương trình sau Tiến sĩ (12 tháng) tại những trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ.

TS Steven Pappas, đại diện Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, cho biết ngoài việc xét chọn cấp học bổng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, VEF cũng đã chuyển giao thành công chương trình học liệu mở Việt Nam (VOCW) cho Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam. Dự án này có hai mục tiêu:

1- Xây dựng bộ tư liệu giảng dạy và học tập cập nhật với chất lượng cao bao gồm các giáo trình giảng dạy của các giảng viên và Nhà Khoa học Việt Nam.

2- Đưa ra cách tiếp cận dễ dàng đối với nguồn học liệu mở (OER) từ các trường Đại học hàng đầu trên thế giới. Dự án này đã được các trường Đại học Việt Nam tích cực tham gia. TS Steven Pappas cho hay, VEF đã đi vào hoạt động những mấy năm rồi, nhưng nhiều trí thức trẻ Việt Nam chưa tiếp cận được quỹ này, nhất là trí thức trẻ ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên của Việt Nam.

Phấn đấu học giỏi từ năm đầu

Vũ Anh Kiên, sinh năm 1986, công tác tại Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, tham gia chương trình đào tạo Tiến sĩ Ngành Khoa học Công nghệ Môi trường tại Trường ĐH Rice lần này, cho rằng các Giáo sư nước ngoài đến giảng dạy cũng có cái hay, nhưng e rằng không mấy hiệu quả, vì sinh viên Việt Nam không giỏi ngoại ngữ. Từng là sinh viên, Vũ Anh Kiên mong các bạn trẻ phấn đấu học giỏi từ năm đầu và cố gắng vượt qua cửa ải ngoại ngữ để tiếp cận tốt nhất những tiến bộ khoa học – công nghệ của thế giới, nhằm cùng chung tay xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Hoàng Kim Ngân, sinh năm 1986, công tác tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, nhận được học bổng trong đợt này, sẽ lên đường sang Mỹ học chương trình Tiến sĩ Y Sinh học tại Trường ĐH Case Western Resserve, mong muốn được cập nhật kiến thức và sử dụng những kiến thức đã học phục vụ đất nước sau khi hoàn thành khóa học. Qua mấy ngày sinh hoạt chung tại thành phố cổ Hội An, cô cho biết mục tiêu trước mắt của trí thức trẻ có mặt hôm nay đều quyết tâm học cho thật tốt, để bạn bè quốc tế trong lớp, trong trường không dám coi thường trí tuệ Việt Nam.

TS Trần Hoài Linh (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), tham gia chương trình học giả tại Trường ĐH Florida State, ngành Kỹ thuật Điện, cũng rất mừng lớp trẻ có hoài bão, có tư duy tốt như 44 trí thức trẻ có mặt hôm nay. Anh tin, sau khi hoàn tất chương trình đào tạo, họ sẽ có những đóng góp thiết thực cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bài và ảnh: VU GIA


TS Nguyễn Thị Thanh Phượng - Trưởng Đại diện VEF tại Việt Nam:

“VEF được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ theo Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam năm 2000 với mục đích thiết lập các hoạt động trao đổi giáo dục nhằm xây dựng mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, phục vụ lợi ích chung của cả 2 nước. Hằng năm, Quốc hội Hoa Kỳ dành ngân sách 5 triệu USD cho các hoạt động của VEF cho tới năm 2018. Bên cạnh các chương trình học bổng NCS, học giả, VEF còn có chương trình giáo sư Hoa Kỳ giảng dạy tại Việt Nam. Từ năm học 2008-2009 đến nay đã có hàng chục giáo sư Hoa Kỳ được tuyển chọn giảng dạy tại 11 trường đại học Việt Nam qua hình thức giảng dạy trực tiếp hoặc qua cầu truyền hình”...

- Liên hệ: Văn phòng Đại diện Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF)

40 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam, Tháp Hà Nội, Phòng 502

Điện thoại: 84-4-39363670, Fax: 84-4-39363672

Website: www.vef.gov

VG


Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT