"Báu vật văn hóa" làm rung động trái tim vùng đất Nam Bộ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bạc Liêu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022, tôn vinh bài ca "vua" của nghệ thuật sân khấu cải lương. Hơn 100 năm, Dạ cổ hoài lang vẫn gây rung động trái tim người thưởng thức.

"Báu vật văn hóa" làm rung động trái tim vùng đất Nam Bộ - 1

Tượng đài nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: N.N

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội cấp tỉnh, có sự tham gia của các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; với nhiều sự kiện diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2022.

Thời gian này, công tác tuyên truyền, chỉnh trang đô thị đang được các xã, phường tích cực triển khai, càng làm rộn lên không khí háo hức chuẩn bị đón ngày hội lớn của tỉnh.

Lễ hội Dạ cổ hoài lang được nhiều người mong chờ, dự kiến sẽ có rất đông du khách đến tham dự. 

"Báu vật văn hóa" làm rung động trái tim vùng đất Nam Bộ - 2

 Nhắc đến nhạc sĩ Cao Văn Lầu, mọi người thường nhớ đến Bạc Liêu - nơi ông sinh sống gần trọn cuộc đời và có nhiều hoạt động nghệ thuật nổi bật. Ảnh: N.N

Bạc Liêu tự hào là quê hương của Dạ cổ hoài lang - bản nhạc lòng bất hủ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Chất chứa ân tình chung - riêng, vượt không gian và thời gian, Dạ cổ hoài lang góp phần làm nên sự trường tồn cho một thể loại âm nhạc độc đáo trong dòng chảy âm nhạc dân tộc, trở thành bản vọng cổ - bài ca “vua” của nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ.

Hơn 100 năm, trải qua bao biến cố thăng trầm, Dạ cổ hoài lang vẫn gây rung động trái tim người thưởng thức. Sự ngọt ngào ấy đã và đang làm cho vọng cổ phát triển thành dòng chảy xuyên suốt trong lịch sử âm nhạc của Việt Nam. Tự hoàn thiện mình, chiếm cảm tình khán giả, người hâm mộ; chính Dạ cổ hoài lang góp phần vinh danh cho nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ, danh ca, danh cầm, tác giả, soạn giả sân khấu cải lương.

Có rất nhiều nhận định về giá trị của bài ca này. Cho rằng Dạ cổ hoài lang - “Báu vật văn hóa” của vùng đất Nam bộ nói chung, của Bạc Liêu nói riêng là cách khẳng định giá trị ở góc độ sở hữu, mà cố nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã phát biểu trước báo giới. Và chính vì cái giá trị tuyệt vời đó cộng với tình cảm với quê hương thứ hai - Bạc Liêu, mà người nhạc sĩ ấy đã cất công nhiều năm liền để đưa bản nhạc ra thế giới. Bản Dạ cổ hoài lang đã được chính nhạc sĩ công bố ra 3 thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung Quốc).

Chưa có thống kê nào chính xác rằng đã có bao nhiêu sáng tác được ra đời từ Dạ cổ hoài lang, chỉ biết là từ âm điệu của bài ca này đã chắp cánh cho khá nhiều sáng tác văn học - nghệ thuật kể từ khi bản nhạc vừa ra đời, kéo dài suốt hành trình hơn trăm năm qua.

"Báu vật văn hóa" làm rung động trái tim vùng đất Nam Bộ - 3

Lễ tôn vinh Dạ cổ hoài lang. Ảnh: BBL

Cảm tác từ những âm điệu thổn thức, nhớ thương đó của Dạ cổ hoài lang, cố đạo diễn Thanh Hoàng (cũng là người quê gốc Bạc Liêu) đã dựng thành vở kịch cùng tên, gây tiếng vang một thời ở sân khấu 5B Võ Văn Tần với số suất và lượng khán giả “khủng”.

Vở kịch nói lên nỗi lòng của những người tha phương nơi đất khách luôn vọng về cố hương. Cái hồn cốt của vở kịch đã được từng âm điệu Dạ cổ hoài lang bao trùm khi “hò, xự, xang, xê, cống” ngân lên. 

"Báu vật văn hóa" làm rung động trái tim vùng đất Nam Bộ - 4

Cảnh trong Phim Dạ cổ hoài lang. Ảnh: BTC

Người yêu mến Dạ cổ hoài lang có thể đến Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022, tại đây có 10 hoạt động chính: Liên hoan đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu năm 2022; tổ chức đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng, sản phẩm du lịch mới; liên hoan nhạc ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu năm 2022; tổ chức không gian “Hội tụ tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”; chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh với chủ đề “Âm vang dạ cổ”...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

N.Nguyệt

CLIP HOT