Pháo đài đất nung bất khả xâm phạm nhưng lại chịu thua thế lực hùng vĩ nhất

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tòa thành cổ nằm trong một cao nguyên sa mạc rộng lớn ở phía nam của Iran là minh chứng cho sự bền bỉ của con người giữa thiên nhiên khắc nghiệt.

Vào khoảng giữa những năm 579 - 323 trước Công nguyên, Vương triều Achaemenid của Đế quốc Ba tư đã xây dựng nên pháo đài Bam ở phía đông nam của Iran ngày nay.

Đây là tòa thành khổng lồ được làm bằng đất sét và là công trình kiến trúc được làm bằng gạch nung lớn nhất thế giới. Tòa pháo đài này cùng tên với thành phố thủ phủ của tỉnh Kerman, Iran gần biên giới với Pakistan.

Pháo đài đất nung bất khả xâm phạm nhưng lại chịu thua thế lực hùng vĩ nhất - 1

Tòa thành này được được mở rộng bởi người Parthia và người Sassanid vào những năm 224 đến năm 637 sau Công nguyên với hàng loạt kiến trúc công sự và tường thành mới.

Người Ả Rập chinh phục nó vào năm 645 và từ thế kỷ thứ 10 trở đi, cái tên Bam bắt đầu xuất hiện trong Hồi giáo để nói về một pháo đài bất khả xâm phạm và những khu chợ sầm uất của nó.

Pháo đài đất nung bất khả xâm phạm nhưng lại chịu thua thế lực hùng vĩ nhất - 2

Thời kỳ hoàng kim của thành là từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11, nằm ở ngã tư của các tuyến đường thương mại quan trọng và được biết đến với việc sản xuất hàng may mặc bằng lụa và bông.

Ibn Hawqal (943-977), là nhà địa lý và du khách Ả Rập đã viết về Bam trong cuốn sách của ông như sau:

Ở đó, họ dệt vải bông tuyệt đẹp và bền để đưa đến khắp nơi trên thế giới. Ở đó, họ cũng làm ra những bộ quần áo tuyệt đẹp, mỗi chiếc có giá khoảng 30 dinar; những thứ này được bán ở Khorasan, Iraq và cả Ai Cập.

Pháo đài đất nung bất khả xâm phạm nhưng lại chịu thua thế lực hùng vĩ nhất - 3

Thành phố bị bỏ hoang phần lớn là do cuộc xâm lược Afghanistan năm 1722. Sau khi thành phố dần được tái định cư vào năm 1900, nó đã bị bỏ hoang lần thứ hai do một cuộc tấn công của quân xâm lược từ Shiraz. Pháo đài cổ xưa này vẫn được sử dụng làm đồn trú quân sự cho đến năm 1932, để sau đó  hoàn toàn bị bỏ hoang.

Năm 1953, Iran đã huy động các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử để khôi phục lại khu phố cổ ở Bam. Dần dần thành phố này đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút hàng chục nghìn người đến thăm từ khắp nơi trên thế giới.

Pháo đài đất nung bất khả xâm phạm nhưng lại chịu thua thế lực hùng vĩ nhất - 4

Khu phức hợp pháo đài đất nung này có diện tích 180.000 mét vuông, được bao quanh bởi những bức tường khổng lồ và uy nghiêm cao tới 7 mét tạo thành một chu vi dài 1.815 mét.

Phía sau lối vào mang tính biểu tượng của pháo đài với hai bên là các tòa tháp cùng  400 ngôi nhà và tòa nhà công cộng, khu chợ bao quanh khu vực trung tâm, cao hơn, trong đó tòa thành nổi bật với doanh trại và Cung điện Bốn Mùa.

Pháo đài đất nung bất khả xâm phạm nhưng lại chịu thua thế lực hùng vĩ nhất - 5

Trong số các yếu tố đặc trưng và nổi tiếng nhất của nơi này là 67 tháp quan sát phân bố khắp khu phức hợp, hai trong số đó nằm trong tòa thành.

Trong số những công trình kiến trúc đáng chú ý của Bam, ngoài toà thành cổ còn có ngôi đền Zoroastrian (xây từ thời Sassanid), thánh đường Thứ sáu (dựng trong giai đoạn 866-903) và khu lăng mộ Mirza Naeem, một nhà thiên văn học nổi tiếng sống từ 3 thế kỷ trước.

Tất cả các tòa nhà đều được xây dựng theo kỹ thuật cổ xưa, sử dụng các lớp bùn (chineh), gạch bùn phơi nắng (khesht) và các cấu trúc hình vòm mái vòm, tạo cho khu phức hợp vẻ ngoài của một lâu đài cát khổng lồ.

Pháo đài đất nung bất khả xâm phạm nhưng lại chịu thua thế lực hùng vĩ nhất - 6

Pháo đài Bam chỉ có một cổng vào và đã từng tồn tại qua rất nhiều các cuộc vây hãm lâu dài bởi nội thành có hệ thống giếng nước, kênh dẫn nước ngầm, vườn và ruộng để trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Khả năng tự cung tự cấp đã khiến nơi đây nổi tiếng về sự bất khả xâm phạm.

Các tòa nhà cũng có các tháp gió, các cấu trúc với nhiều kích thước khác nhau cho phép không khí được chuyển hướng vào bên trong, và thậm chí được lọc sạch bụi bẩn và làm mát bằng cách cho chạy qua các ao, bể chứa nước...
Pháo đài đất nung bất khả xâm phạm nhưng lại chịu thua thế lực hùng vĩ nhất - 7

Vào ngày 26 tháng 12 năm 2003, một trận động đất đã phá hủy gần như 70% các công trình kiến ​​trúc ở Bam. Ngoài số thiệt mạng khủng khiếp về nhân mạng với khoảng 25.000 người chết, trận động đất lịch sử này còn là một thảm họa đối với văn hóa nhân loại.

Thành cổ Bam bắt đầu được khôi phục vào năm 2004, bổ sung thêm các tiêu chuẩn xây dựng chống địa chấn, và với sự hợp tác của một số quốc gia như Nhật Bản, Ý và Pháp.

Vì lý do này, hầu hết các cấu trúc mà chúng ta có thể thấy ngày nay trông rất hiện đại mặc dù chúng gần như được tái tạo chính xác từ thành cổ.

Nếu ghé thăm thành cổ Bam thì bạn có thể cân nhắc những món quà lưu niệm như tinh chất thảo dược, quả chà là, bột dinh dưỡng Ghavoot và thì là. Ngoài ra những món đồ thủ công mỹ nghệ đáng chú ý khác như thảm, vải Jajim hay bát đĩa bằng đồng và Ajideh.

Ẩm thực địa phương là điều không thể thiếu khi ghé thăm nơi đây, các món ăn truyền thống của Bam bao gồm các món ăn hồi giáo, Ash rau (súp) hoặc nước ép mastic.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT