Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Không cần tìm kiếm ngoài vũ trụ xa xôi, ở ngay trên Trái đất cũng có những vùng đất chứa đựng những điều lạ kì và phi thường mà ai cũng muốn thấy tận mắt một lần trong đời.

1. Salar de Uyuni, Bolivia

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 1

Với diện tích hơn 10.000 km2, Salar de Uyuni là hồ muối lớn nhất thế giới. Nó nằm ở phía tây nam, giữa vùng Potosi và Oruro của Bolivia. Tuy đường đến có phần trắc trở và kỳ quái nhưng địa điểm này thu hút rất nhiều các tay săn ảnh vì vẻ đẹp hiếm có. Nó được hình thành do sự thay đổi kết cấu địa tầng và kết quả lắng đọng của các hồ nước từ thời tiền sử. 

2. Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 2

Khi ghé thăm Thổ Nhĩ Kỳ, đừng quên dành chút thời gian để chiêm ngưỡng Pamukkale - một trong những kỳ quan thiên nhiên ấn tượng nhất của đất nước Đông Âu này. Quang cảnh của Pamukkale giống như các ruộng bậc thang bằng đá trắng với những dòng nước khoáng nóng có màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp xen kẽ. Dịch vụ spa ở đây rất phát triển tạo thành khu du lịch nghỉ dưỡng có một không hai. 

3. Punakaiki, New Zealand

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 3

Punakaiki là một khu định cư nhỏ trên bờ biển phía Tây của đảo South Island - New Zealand nổi tiếng với những núi đá hình bánh pancake. Hằng năm Punakaiki thu hút một lượng không khỏ khách du lịch tới xem phong cảnh siêu nhiên này, dù thật ra nó được hình thành do sự xói mòn của gió và nước biển qua hàng nghìn năm. Ngoài ra bạn còn có thể ngắm cảnh thủy triều dâng cao và những cột nước khổng lồ táp vào những phiến đá một cách ngoạn mục.

4. Sông băng Perito Moreno, Argentina

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 4

Những bức tường băng đá cao chót vót lên đến 40 mét có màu xanh thẳm đến ngỡ ngàng này nằm trong công viên quốc gia Perito Moreno, miền nam Argentina. Mỗi ngày sông băng liên tục di chuyển ra phía biển lớn vài mét và các phiến đá ở rìa cũng bị theo đó mà rơi xuống biển.

5. Thung lũng chết Zabriskie Point, Mỹ

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 5

Thung lũng chết nổi danh ở Mỹ bị bao phủ bởi màu đen huyền bí. Tuy nhiên nổi bật ở giữa nó lại là một vùng rãnh đá nhấp nhô có màu vàng đối lập. Nó được hình thành nhờ sự xói mòn các trầm tích từ hồ Furnace Creek từ 5 triệu năm trước.

6. Sa mạc Trắng, Ai Cập

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 6

Có hàng trăm các truyền thuyết bí ẩn về sa mạc Trắng - nằm về phía bắc của thị trấn Farafra của Ai Cập gần 50 km. Sở dĩ có tên như vậy vì sa mạc này không chỉ có cát mà còn có rất nhiều những cột đá màu trắng kỳ lạ mọc lên. Các nhà khoa học giải thích là do những cơn bão cát thường xuyên trong khu vực đã tạo thành những cấu trúc đá phấn khổng lồ.

7. Công viên quốc gia Yellowstone, Mỹ

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 7

Vườn quốc gia Yelllowstone nổi tiếng trên khắp thế giới bởi cảnh quan độc đáo của nó và những hoạt động địa nhiệt bất thường khiến cho mặt đất có màu vàng cam và bốc hơi. Ngoài ra thì rừng cây lá kim subalpine tuyệt đẹp cũng là lý do khách thăm quan tới đây rất đông.

8. Hverir, đông bắc Iceland

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 8

Iceland là một thiên đường phong cảnh vô cùng ảo diệu, trong đó có Hverir - ở phía đông của Reykjahlíð. Khu vực này là một hồ bùn rộng lớn chứa những vũng nước lưu huỳnh sủi bọt và bốc hơi tạo thành cảnh quan kỳ lạ giống những bộ phim viễn tưởng của Hollywood. Vì thế mà Hverir là điểm đến mơ ước của rất nhiều nhiếp ảnh gia.

9. Cồn đỏ Sossusvlei, Namibia

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 9

Điểm du lịch phổ biến nhất Namibia chính là Sossusvlei với những đụn cát khổng lồ màu đỏ nổi bật dưới nền trời xanh. Những đụn cát này nằm trong sa mạc Namib - một trong những sa mạc có tuổi đời lớn nhất thế giới.

10. Eaglehawk Neck, Tasmania

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 10

Nếu nghĩ rằng Australia chỉ có danh lam Red Centre thì bạn đã nhầm. Eaglehawk Neck - một eo đất hẹp nối liền đảo Tasman với khuc vực đất liền của Tasmania cũng là vùng đất khiến các nhà khoa học kinh ngạc vì địa hình giống như được lát bằng các tảng đá tự nhiên bằng phẳng do con người tạo nên, nhưng thực chất thì đó chỉ là do sự xói mòn của nước biển tạo thành. Sự vô tình mà hữu ý của thiên nhiên này đã mang đến cho Eaglehawk Neck vẻ đẹp khác lạ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới.

11. Vườn Quốc gia Timanfaya - Tây Ban Nha

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 11

Bạn chắc chắn sẽ bốc khói khi đi vào vùng đất có hàng trăm núi lửa, nhưng hãy yên tâm khi tới vườn Quốc gia Timanfaya, Lanzarote - nơi được tạo ra trong thế kỷ 18 sau khi có hơn 100 ngọn núi lửa phun trào và từ đó cho tới nay đã chịu ngủ yên. Chỉ việc ngồi trên những chiếc xe chở khách du lịch, nó sẽ đưa bạn chạy trên những con đường dung nham khúc khuỷu và chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ nơi đây.

12. Ladakh, Ấn Độ

Những vùng địa chất kỳ lạ siêu hiếm như ngoài hành tinh - 12

Ladakh là một vùng đất nằm trên dãy núi Himalaya và đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của những kẻ ưa phiêu lưu và những người đam mê văn hóa của các tộc người thiểu số. Du khách đổ xô đến Ladakh từ tất cả các nơi trên thế giới còn để ngắm nhìn cánh đồng đá màu xanh lá cây nhấp nhô giữa núi trời.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tấn An

CLIP HOT