Du khách rất thích thú khi đến Cà Mau tham quan các điểm danh thắng, được trải nghiệm mò nghêu, bắt cua và lội bùn soi ba khía trong rừng.
Những ngày đầu tháng 10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau đã tổ chức đoàn chức đoàn Famtrip khảo sát tuyến du lịch TP Cà Mau - Ngọc Hiển - Trần Văn Thời. Có gần 40 người gồm đại diện các đơn vị kinh doanh lữ hành và phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.Đoàn Famtrip khảo sát tuyến du lịch TP Cà Mau - Ngọc Hiển - Trần Văn Thời lần này nằm trong chương trình khảo sát, giới thiệu điểm đến của du lịch Cà Mau đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hoạt động này cũng nằm trong chương trình xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư trong nước của tỉnh Cà Mau được triển khai từ năm 2023.Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích khoảng 20.100 ha, trong đó khu vực tập trung phát triển có diện tích khoảng 2.100 ha.
Đây là khu vực vùng lõi, tập trung phát triển của khu du lịch quốc gia, trung tâm hạt nhân của khu du lịch quốc gia với các công trình du lịch, trung tâm dịch vụ, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái rừng ngập mặn; bao gồm các khu chức năng chính: Khu Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, khu du lịch sinh thái rừng biển, khu du lịch cộng đồng sinh thái làng rừng, khu du lịch sinh thái làng nghề sản xuất và khu du lịch tổng hợp Khai Long.Khi đến xã Đất Mũi của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), du khách rất thích thú khi được đi trên chiếc cầu nhỏ để ra bãi nghêu của Hợp tác xã nghêu Đất Mũi.Điều đặc biệt là du khách còn được nhảy xuống nước trải nghiệm mò nghêu.
Nghêu vừa được bắt lên đã được du khách hấp để thưởng thức ngay nên rất thơm, ngọt.Khi du lịch xuyên rừng ở Cà Mau, du khách còn tham gia giăng lưới bắt cá, đặt bẫy cua cùng người dân địa phương.Khi đêm xuống, du khách đã trải nghiệm lội bùn soi đèn bắt ba khía trong rừng.Trải nghiệm tuyến du lịch TP Cà Mau - Ngọc Hiển - Trần Văn Thời, du khách đừng quên ghé Đầm Thị Tường và khu căn cứ Tỉnh ủy Cà Mau. Căn cứ Tỉnh ủy Cà Mau tại Xẻo Đước được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2007.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, nơi đây được xây dựng tượng đài và nhà trưng bày bổ sung di tích. Năm 2015, di tích được phục dựng thêm các khối nhà: Nhà Bí thư, Hội trường, Nhà họp Ban Thường vụ, Văn phòng, Nhà ăn, Nhà văn thư - đánh máy, Nhà Mã thám, Chốt đội phòng thủ... nhằm tái hiện lại không gian căn cứ xưa, lưu dấu, bảo tồn những giá trị lịch sử của một chặng đường kháng chiến, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử của người dân trong và ngoài tỉnh.