Hướng đi mới cho du lịch: Tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sản phẩm du lịch nông thôn gắn liền với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP được nhận định là đang phát triển, nhưng chưa thật sự đi đúng hướng và thiếu bền vững.

Hướng đi mới cho du lịch: Tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP - 1

Hơn 10.000 sản phẩm OCOP Việt Nam đã và đang được công nhận là sản phẩm OCOP chất lượng.

Để làm được điều đó, các chủ thể tham gia xây dựng cần có chiến lược rõ ràng, trong đó cần phải xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển, các giải pháp và nguồn lực thực hiện.

Sáng 22/9, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP".

Hướng đi mới cho du lịch: Tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP - 2

Chủ trì diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam, bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM và ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970, chủ trì diễn đàn.

Du lịch nông nghiệp gắn liền sản phẩm OCOP chưa đi đúng hướng

Tại diễn đàn, ông Phương Đình Anh– Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho thấy: “Với mong muốn phát triển và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, Sản phẩm OCOP đang có rất ít những con đường để phát triển, trong khi đó, hơn 10.000 sản phẩm OCOP Việt Nam đã và đang được công nhận là sản phẩm OCOP chất lượng, có tiềm năng phát triển xuất khẩu. Để phát triển sản phẩm OCOP phải có một chiến lược và cần có những tài nguyên quý báu từ các giá trị văn hóa, truyền thống, sự kết nối trong cộng đồng. Kế hoạch du lịch nông thôn gắn liền với sản phẩm OCOP chưa có kế hoạch cụ thể và hướng đi đúng đắn cho sự phát triển bền vững.

Từ góc nhìn của nhà du lịch lữ hành, bà Phan Yến Ly – Giám Đốc Công ty Tư vấn Truyền thông Cánh Cam cho rằng: “Hiện nay loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang Phát triển nhưng chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững. Du lịch nông thôn Việt Nam cần tuyên truyền và thay đổi tư duy của các chủ thể tham gia xây dựng và triển khai các hoạt động du lịch nông nghiệp. Sản phẩm du lịch nói riêng và sản phẩm du lịch gắn liền với thúc đẩy sản phẩm OCOP nói chung đang có sự canh tranh không lành mạnh về mặt đạo nhái ý tưởng sản phẩm. Thị trường đang dần tiếp nhận những sản phẩm có chất lượng thấp nhưng độ nhận diện hoàn toàn giống sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 hoặc 4 sao trên thị trường”.

Bên cạnh đó, sản phẩm nông nghiệp và gắn liền với sản phẩm OCOP đang phát triển nhưng còn vướng mắc trong vấn đề pháp lý về làm du lịch trên đất nông nghiệp. Việc xây dựng và phát triển các loại hình homestay, hay chỉ đơn giản là các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch đều đang còn trì trệ trong các thủ tục pháp lý trong việc sử dụng và phát triển du lịch.

Hướng đi mới cho du lịch: Tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP - 3

Sản phẩm nông nghiệp và gắn liền với sản phẩm OCOP đang phát triển nhưng còn vướng mắc trong vấn đề pháp lý về làm du lịch trên đất nông nghiệp.

Sản phẩm OCOP có đặc thù trong nét văn hóa của từng địa phương, vùng miền. Chính vì thế, các sản phẩm du lịch nông thôn gắn liền tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP đều có những sản phẩm trùng lặp và có nhiều điểm tương đồng nhau. Với sự trùng lặp và nhiều điểm tương đồng trong từng sản phẩm, là điều khó khăn trong việc xúc tiến thương mại lĩnh vực du lịch gắn liền với sản phẩm OCOP dần trở nên đại trà và không có đặc trưng nhất định trên thị trường.

Hướng đi đúng đắn cho sự thúc đẩy sản phẩm du lịch nông nghiệp và sản phẩm OCOP

“Các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, địa phương, doanh nghiệp đều hướng tới làm sao đẩy mạnh được phát triển du lịch nông thôn. Mặc dù thời gian qua, chương trình phát triển du lịch nông thôn đã đạt được nhiều hiệu quả, nhưng qua diễn đàn hôm nay, tôi càng thấy trách nhiệm của cơ quan được Chính phủ giao chủ trì là Bộ NN-PTNT cần nâng cao hơn nữa”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam kết luận.

Bộ NN-PTNT xác định phát triển sản phẩm OCOP Việt Nam cần 3 yếu tố. Thứ nhất, phát huy thế mạnh địa phương để nâng cao giá trị đó lên, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.

Ví dụ về sản phẩm cốc uống bia hơi với đặc trưng riêng là có những bọt li ti ở thành cốc. “Tôi trò chuyện với chủ cơ sở, họ bảo chỉ cần dừng một ngày là Hà Nội xôn xao vì đây là cốc uống bia hơi đặc trưng của Hà Nội. Từ câu chuyện nay, chúng ta có thể hiểu tầm quan trọng của một sản phẩm thế mạnh và phát huy sáng tạo của người dân địa phương”, Thứ trưởng nói.

Hướng đi mới cho du lịch: Tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP - 4

Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP" diễn ra sáng nay.

Thứ hai, vấn đề liên kết sẽ khắc phục được tính nhỏ lẻ, để hình thành vùng sản xuất có sự liên kết giữa các hộ, các cơ sở thành sức mạnh, ứng phó với áp lực cơ chế thị trường.

Thứ ba, thương hiệu sản phẩm OCOP ở nông thôn có giá trị lớn mà chưa được nhìn nhận đúng mực. Vấn đề phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, “đánh mất thương hiệu là đánh mất tất cả”.

Theo ông Phương Đình Anh – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương nhận định: “Hình thức du lịch nông nông đang phát triển theo chiều hướng tích cực từ sau đại dịch Covid – 19. Các điểm mạnh về nông nghiệp có xu hướng gia tăng bền vững và đa dạng tiềm năng. Tại từng địa phương, cần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mai, chào mời các sản phẩm OCOP gắn liền với không gian du lịch.”

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Giám đốc Công ty Saigon Asset nói: “Chọn lựa đối tác du lịch chất lượng có gắn đến sản phẩm OCOP là phương pháp tốt nhất cần được chú trọng. Các dịch vụ du lịch lữ hành cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc gắn kết du khách với địa điểm du lịch đáp ứng được nhu cầu về mọi mặt của du khách nhưng cần phải đạt được chất lượng về nội dungb sản phẩm du lịch gắn liền với các đặc sản OCOP.

Hướng đi mới cho du lịch: Tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP - 5

Tìm ra giá trị khác biệt trong việc định hướng bộ nhận diện thương hiệu của từng sản phẩm du lịch và sản phẩm OCOP là điều cần thiết.

Xây dựng mỗi địa phương một sản phẩm du lịch nông nghiệp – nông thôn, để phục vụ du khách, người dân, hợp tác xã, trang trại muốn làm du lịch phải làm tốt chất lượng nông, lâm, thủy sản đạt chất lượng tốt trước khi tiêu thụ, khi kinh tế nông nghiệp thành công và các doanh nghiệp lữ hành chung tay góp sức, đồng hành cùng các điểm đến làm nông thôn du lịch, sẽ là một bước tiến nhảy vọt liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”

Tìm ra giá trị khác biệt trong việc định hướng bộ nhận diện thương hiệu của từng sản phẩm du lịch và sản phẩm OCOP là điều cần thiết, việc chú trọng này hướng đến những bản sắc thương hiệu và thông điệp mạnh mẽ. Tiếp theo đó là sự nhận định và quan sát thị trường để xác định cơ hội cho sự phát triển và rủi ro và thách thức trong sản phẩm. Phát triển tính nhân văn trong quá trình xây dựng thương hiệu và mang nét đặc trưng vào sản phẩm. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một thương hiệu hấp dẫn thị trường. Góp phần thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực du lịch nông nghiệp gắn liền với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT