Hé lộ những chuyện ly kỳ và bí ẩn mạch nước ngầm của giếng cổ hơn nghìn năm tuổi

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Theo tương truyền, hai giếng ngọc ngàn năm này không chỉ có nguồn nước trong xanh, không bao giờ cạn

Nằm cách Hà Nội không xa, thôn Tam Kỳ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên không chỉ được biết đến là quê hương của nhà cách mạng liệt sỹ Tô Hiệu mà còn là nơi lưu giữ được nhiều nét cổ kính của nhiều công trình kiến trúc cổ.

Đặc biệt, khi nhắc đến mảnh đất địa linh nhân kiệt này phải kể đến hai chiếc giếng cổ là giếng Cổng Đồng và giếng Đình Ba ở thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Hai chiếc giếng cổ này được người xưa ví như là “đôi mắt thần”, là linh khí của thôn Tam Kỳ.

Điều độc đáo nhất của hai chiếc giếng cổ ngàn năm là nguồn nước xanh mát vô tận và những câu chuyện bí ẩn mà người dân chưa thể lý giải.

Hé lộ những chuyện ly kỳ và bí ẩn mạch nước ngầm của giếng cổ hơn nghìn năm tuổi - 1

Một trong hai chiếc giếng cổ tọa lạc ngay đầu cổng thôn Tam Kỳ.

Ngay khi đến cổng làng, chúng tôi đã cảm nhận được nét rêu phong, cổ kính ở nơi đây. Nơi đầu làng, chiếc giếng ngọc vẫn văn vắt xanh trong, in màu của trời, của mây, của những tầng đá xanh bao quanh thành giếng, đúng như trong câu: “Giếng Tam Kỳ vừa trong vừa mát/ Đường Xuân Cầu gạch lát dễ đi”.

Theo các bậc bô lão trong làng Xuân Cầu, cả hai giếng đều được làm bằng đá xanh, nước trong mát quanh năm. Vị trí đặt giếng được người xưa coi như “mắt rồng” nơi tập trung linh khí của cả làng. Trong đó, giếng cổ Cổng Đồng được nhà sử học Lê Văn Lan về thăm và xác định niên đại khoảng 1.200 năm, còn giếng Đình Ba cũng có lịch sử trên 1.300 năm.

Ông Nguyễn Quang Huy (trưởng thôn Tam Kỳ) tạm gỡ chiếc lồng sắt bảo vệ miệng giếng Cổng Đồng để chúng tôi được ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của giếng ngọc nghìn năm.

Hé lộ những chuyện ly kỳ và bí ẩn mạch nước ngầm của giếng cổ hơn nghìn năm tuổi - 2

Ông Nguyễn Quang Huy (trưởng thôn Tam Kỳ) giới thiệu với PV Người Đưa Tin Pháp Luật về giếng cổ.

Ông cho biết, miệng giếng rộng khoảng 1m, độ sâu gần 14m. Giếng được bảo vệ bằng các thanh sắt và đậy một tấm tôn có khoét lỗ nhỏ. Người dân cũng dành riêng một khu đất để quây lại thành khuôn viên, có tường rào, cây cảnh, ban thờ và bảng chú thích lịch sử.

Theo chân trưởng thôn, chúng tôi đi tiếp 200m đến giếng cổ Đình Ba, giếng nằm trong khuôn viên của một gia đình thôn Tam Kỳ. Vừa đi ông vừa ngân nga câu thơ mà người dân nơi đây vẫn truyền tai nhau: “Giữa làng có giếng Đình Ba/ Giếng xây bằng đá nước thời trong veo”.

Ông Huy cho biết, chiếc giếng cổ thứ hai có đường kính 1m, chiều sâu hơn 10m. Những viên gạch làm miệng giếng là loại “gạch thất”, còn thành giếng là loại đá xanh nguyên phiến nhẵn bóng.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hai chiếc giếng cổ vẫn còn gần như nguyên vẹn. Bởi vậy mà, người dân trong thôn luôn trân trọng, giữ gìn và bảo vệ giếng cổ.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

PV (GĐXH)

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.