Dấu tích còn lại của một hòn đảo kỳ lạ nằm giữa Ấn Độ Dương
Đảo Ross, thuộc quần đảo Andaman hẻo lánh, đã từng là thuộc địa của Anh. Nhưng giờ đây nó chỉ thuộc về một chủ nhân duy nhất: Mẹ thiên nhiên.
Quần đảo bình dị của Ấn Độ
Nằm trong Vịnh Bengal, quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ là một chuỗi gồm 572 hòn đảo nhiệt đới, trong đó chỉ có 38 đảo xuất hiện bóng dáng sinh hoạt của con người. Nằm ở vị trí gần Đông Nam Á hơn Ấn Độ, hai quần đảo này nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp, các loài sinh vật biển sinh sôi nảy nở, các rạn san hô phong phú và nhiều khu rừng nguyên sinh. Tuy nhiên đằng sau vẻ đẹp tưởng chừng mộc mạc ấy là một quá khứ u ám.
Những dấu tích sau thời gian bị làm thuộc địa
Đảo Ross là một thị trấn hoang vu hấp dẫn, ở đây vẫn còn sót lại tàn dư thuộc địa của Anh thế kỷ 19. Vào những năm 1940, thực dân Anh rút quân, hòn đảo trở nên cô quạnh giữa thiên nhiên. Những ngôi nhà gỗ đắt tiền, nhà thờ đồ sộ, phòng khiêu vũ, thậm chí là nghĩa địa, tất cả đều chỉ còn là đống đổ nát, được bao bọc trong một khu rừng hiểm trở.
Trại trừng giới cô lập
Năm 1857, nhằm ứng phó với các cuộc nổi dậy bất ngờ của Ấn Độ, đế quốc Anh đã chọn quần đảo xa xôi này làm nơi trừng trị những kẻ nổi loạn của Ấn Độ. Lần đầu tiên, khi người Anh mang theo 200 người Ấn Độ bị kết án đến đây vào năm 1858, thì quần đảo này vốn đã được bao phủ trong khu rừng nguyên sinh kiên cố. Đảo Ross, rộng gần 0,3 km2, được chọn là khu vực trừng phạt tội nhân của Anh bởi vì nó hoàn toàn cô lập với đất liền. Trong khi các tù nhân phải liều mạng dọn sạch khu rừng rậm rạp, ngược lại những tên giám sát thì ở trên tàu.
Khởi đầu mới
Khi trại trừng giới mở rộng, những người bị kết án được chuyển đến nhà tù và doanh trại trên các đảo lân cận. Đảo Ross trở thành trụ sở hành chính, cũng là nơi ở dành riêng cho sĩ quan cao cấp và gia đình của họ. Vì những hòn đảo cô lập này có tỷ lệ tử vong cao do dịch bệnh phát sinh từ nước, nên mọi thứ phải cách ly hoàn toàn với đảo Ross. Thực dân Anh cho trang hoàng lâu đài với nhiều đồ nội thất cổ, cắt tỉa bãi cỏ cẩn thận và xây dựng sân tennis, nhà thờ Presbyterian (ảnh), nhà máy lọc nước, doanh trại quân đội và một bệnh xá.
Cuộc di cư cuối cùng
Nhà máy điện có một máy phát điện diesel thắp sáng cả hòn đảo nhỏ xa xôi, làm cho đảo Ross chẳng khác gì một thiên đường lấp lánh cách ly khỏi những đau khổ xung quanh. Đến năm 1942, trại trừng giới hầu như không hoạt động sau khi bị buộc phải thả tất cả các tù nhân chính trị năm 1938; quân lính Anh còn lại đã trốn khỏi hòn đảo vì Nhật Bản sắp xâm lược. Không lâu sau, các hòn đảo một lần nữa rơi vào tay Anh khi chiến tranh kết thúc. Ít lâu sau, Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, hòn đảo cũng được “trao trả về với thiên nhiên”, rồi hải quân Ấn Độ lại tiếp quản nó năm 1979.
Vết tích tồn tại cùng thiên nhiên
Những tàn tích nguyên vẹn trên hòn đảo cho thấy một cái nhìn ngắn gọn mà sâu sắc về quá khứ thuộc địa tàn bạo nơi đây. Những mái nhà đầu hồi, chợ nhộn nhịp, gạch Ý và cửa sổ kính phai màu đã đi cùng năm tháng, những khung nhà gỗ ủy viên, câu lạc bộ cấp dưới, nhà thờ Presbyterian, và nhiều bức tường khác, vẫn còn ở đó, bị nứt nở do rễ cây leo bám.
Kế hoạch săn bắn thất bại
Đầu những năm 1900, các sĩ quan Anh đã đem nhiều loài hươu về quần đảo Andaman nhằm phục vụ săn bắn giải trí. Tuy nhiên, không có bất kỳ động vật ăn thịt tự nhiên nào ở đây, hươu đốm phải ăn cây non. Chúng sinh sôi nhanh chóng và trở thành mối nguy hại đối với sự phát triển của rừng. Ngày nay, hươu đốm cùng với thỏ và chim công chưa được thuần hóa, là sinh vật duy nhất trên đảo Ross, mang lại niềm vui cho du khách.
Viễn cảnh trong tương lai
Trong Câu lạc bộ của cấp dưới- được xây dựng cho các sĩ quan trẻ giải trí, một thời sàn nhảy bằng gỗ tếch ở đây đã hòa nhịp cùng âm nhạc. Ngày nay, chỉ có âm thanh duy nhất của bầy chim phát ra từ các hội trường đổ vỡ của câu lạc bộ. Đã gần tám thập kỷ kể từ khi trại trừng giới đóng cửa - đặt dấu chấm hết cho một chương đen tối - quá khứ bị làm thuộc địa của Ấn Độ trong biên niên sử. Giờ đây, đảo Ross là một vết tích bị lãng quên nằm giữa Ấn Độ Dương. Nó mang đến cái nhìn thoáng qua về thế giới của chúng ta sẽ như thế nào khi không còn sự sống của con người ?
Vịnh Jervis nằm trên bờ phía nam Australia là nơi có bãi cát mịn trắng nhất thế giới và nước biển có khả năng phát quang...