“Cha đẻ” ATM gạo bán xe giúp người nghèo no bụng mùa dịch
Với anh xe chỉ là phương tiện di chuyển, không quan trọng và cũng không thể nào so sánh với những việc cấp bách khác, đặc biệt là cứu giúp người khó khăn.
Hoàng Tuấn Anh là cái tên quá quen thuộc đối với người dân trên địa bàn TP.HCM. Anh chính là người sáng lập ra chiếc ATM gạo đầu tiên ở Việt Nam khi dịch Covid-19 mới bắt đầu xuất hiện. Sau đó, những cây ATM này nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng, nhân rộng ra các quận, huyện trong TP và các tỉnh thành trên cả nước.
Anh Tuấn Anh sát khuẩn cho người dân trước khi nhận gạo.
Nhờ chiếc ATM gạo mà những người nghèo, người vô gia cư, bán vé số, nhặt ve chai… có được bữa cơm no bụng qua ngày. Những cây ATM gạo không chỉ nghĩa tình, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” mà còn cho thấy khả năng sáng tạo của người dân thành phố.
Mô hình ATM gạo được đặt cố định, mọi người tới nhận sẽ xếp hàng với khoảng cách an toàn, lần lượt lấy gạo. Tuy nhiên, với chuyển biến phức tạp của dịch bệnh, việc tụ tập đông người tiềm ẩn nguy cơ lây lan không mong muốn. Thêm nữa, với mong muốn mang gạo đến nhiều hơn với người nghèo, nhất là những người ở tận hang cùng ngõ hẻm, anh đã cải tiến “đứa con” của mình trở thành ATM lưu động với tính năng nổi trội hơn. Để có tiền vận hành, anh đã bán chiếc xe Mercedes gắn bó với mình suốt 5 năm qua để mua xe bán tải chở gạo.
Anh Tuấn Anh cho biết anh sẽ chống dịch đến đồng tiền cuối cùng. Vì chỉ khi nào đất nước không còn dịch bệnh, mỗi người dân chúng ta mới thực sự được bình yên.
ATM gạo di động được thu nhỏ, thiết kế gọn gàng, linh động, có thể đặt được trên ô tô bán tải. Anh cùng những người đồng hành của mình lái xe đến từng khu phố, con hẻm để phát gạo cho những người đang cần.
Anh Tuấn Anh tặng gạo hỗ trợ người dân.
Cây ATM gạo di động đầu tiên được đặt tại Trường mầm non Bông Sen (số 2/2 Thạnh Lộc 29, phường Thạnh Lộc, Q.12) hỗ trợ bà con trong khu phong tỏa và tiếp tục nhân rộng ra những nơi có nhiều người dân bị cách ly. Từng nhận gạo từ ATM gạo, bà Mai Thị Năm (74 tuổi, ngụ Q.Tân Phú) xúc động: “Con cái làm ăn thất bại nên tôi phải đi bán vé số qua ngày nhưng nay rất khó khăn, vé số bán ít đi nên mọi thứ đều nhờ vào cộng đồng. Nhờ ATM gạo tôi cũng từng vượt qua giai đoạn khó khăn, tưởng không có gạo nấu”.
Quyết định bán xế sang mua xe bán tải một phần vì giai đoạn này anh cũng không dư giả gì, lợi nhuận công ty được dồn hết vào các chiến dịch, anh không thể bỏ tiền mua thêm xe. Nhưng quan trọng hơn cả, với anh xe chỉ là phương tiện để di chuyển, không quan trọng và cũng không thể nào so sánh với những việc cấp bách khác, đặc biệt là cứu giúp người khó khăn.
“Từ khi làm ATM gạo, tội đặt nhẹ vật chất hơn rất nhiều. Với tôi bây giờ, cảm giác lâng lâng vui sướng khi kiếm được 5 tỷ, 10 tỷ đồng cũng không bằng cảm giác hạnh phúc khi nhìn thấy hàng trăm hàng ngàn người khó khăn được nhận gạo”, anh chia sẻ
Dù gặp phải nhiều áp lực về dư luận, tiền bạc lẫn khối lượng công việc, nhưng nhờ vào sự ủng hộ hết mình từ gia đình, bạn bè, sự đón nhận nồng nhiệt của những người được giúp đỡ, Tuấn Anh càng vững lòng hơn để kiên trì đến cùng với tâm nguyện của mình.
“Tôi sẽ chống dịch đến đồng tiền cuối cùng. Vì chỉ khi nào đất nước không còn dịch bệnh, mỗi người dân chúng ta mới thực sự được bình yên” anh Tuấn Anh chia sẻ.
Tối 8/7, ai cũng nhìn đồng hồ, cùng đếm ngược đến nửa đêm, cũng hồi hộp như đón giao thừa. Sáng 9/7 thức dậy, phố...