Thành phố gây tranh cãi khi muốn xóa sổ "du khách nghèo", lười chi tiêu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đây cũng là thành phố đầu tiên trên thế giới thu phí vào cửa với khách du lịch.

Thành phố đầu tiên trên thế giới thu phí vào cửa với du khách

Kể từ ngày 16/1/2023, du khách tới Venice - viên ngọc quý của ngành du lịch Italy, sẽ phải mất thêm "phí vào cửa" với giá tối thiểu 3 Euro (hơn 70 nghìn đồng) cho tới 10 Euro (hơn 240 nghìn đồng).

Giá vé không cố định mà sẽ thay đổi tùy theo lượng khách. Nếu yêu cầu vào càng nhiều thì chi phí càng cao.

Như vậy, Venice sẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới thu phí vào cửa với khách du lịch. Bên cạnh đó, do Venice luôn trong tình trạng quá tải nên chính quyền địa phương dự kiến đưa ra kế hoạch "lọc khách".

Khi tới đây, cảnh tượng một gia đình trải khăn lên nắp giếng cổ, thưởng thức bữa ăn tự chuẩn bị giữa bầu không khí thời Phục Hưng không còn là chuyện hiếm thấy.

Nhiều du khách cho rằng, họ làm như vậy để tiết kiệm, thay vì tốn nhiều tiền hơn vào nhà hàng. Nhưng nhà chức trách lại không nghĩ như thế.

Thành phố gây tranh cãi khi muốn xóa sổ "du khách nghèo", lười chi tiêu - 1

Venice là thành phố đầu tiên sẽ thu phí vào cửa với du khách (Ảnh: DW).

Simone Venturini, Ủy viên hội đồng thành phố Venice, người đứng đầu sáng kiến chuyển ngành du lịch thành phố theo hướng chất lượng thay vì chạy theo số lượng.

Đây được coi là nỗ lực lớn để loại bỏ những du khách làm tắc nghẽn đường phố, tạo áp lực cho cơ sở hạ tầng trong khi ít mang lại nguồn lợi nhuận kinh tế địa phương. Cụ thể, đó là những khách chỉ tới tham quan trong ngày.

Thành phố gây tranh cãi khi muốn xóa sổ "du khách nghèo", lười chi tiêu - 2

Hội đồng thành phố Venice muốn loại bỏ hoàn toàn những hành vi xấu xí của khách du lịch khi tới thăm nơi này (Ảnh: Bloomberg).

Số liệu thống kê cho thấy, hơn 30.000 đến 40.000 khách chỉ tới Venice trong một ngày để chụp ảnh tự sướng tại cầu Rialto, dạo quanh quảng trường St. Mark và cung điện Doge - những điểm đến đông đúc bậc nhất. Như vậy, thành phố gặp hại nhiều hơn lợi.

Nhằm sàng lọc những du khách ngại chi tiêu, bên cạnh việc thu phí vào cửa, các quan chức địa phương đang xác định xem cách tính phí ra sao, khoản thu thế nào.

"Mục tiêu của biện pháp này không phải kiếm tiền, mà chúng tôi muốn bảo vệ thành Venice. Cơ sở hạ tầng yếu của thành phố không còn phù hợp với xu hướng du lịch kiểu ăn xổi", Ủy viên Simone Venturini nhấn mạnh.

Những luồng ý kiến trái chiều

Tuy nhiên, ý tưởng này đang vấp phải sự phản đối từ chính người dân địa phương. Một số chủ nhà hàng, cửa tiệm lo ngại việc hạn chế du khách sẽ khiến nhiều người nhầm tưởng Venice bị biến thành vùng đất thương mại, mất đi sự kết nối với nguồn gốc.

Thành phố gây tranh cãi khi muốn xóa sổ "du khách nghèo", lười chi tiêu - 3

Một góc của thành Venice (Ảnh: Rough Guides).

Hơn 2 năm sau đại dịch, du khách trở lại Venice nhiều hơn. Vẻ đẹp quyến rũ của dòng kênh đào càng thêm thu hút, tấp nập khách vào ra. Ước tính vào dịp cuối tuần lễ Phục sinh, khoảng 120.000 người đã tới đây. Trong khi đó, quan chức thành phố muốn đảm bảo sự phát triển du lịch trở lại phải đi cùng với bền vững.

Theo hiệp hội thương mại Assoturismo Confesercenti, lượng khách tới các thành phố lịch sử hàng đầu của Italy bao gồm Venice, Rome và Florence, dự kiến tăng khoảng 25% lên tới 27,4 triệu người.

Giuliana Longo, một chủ cửa tiệm bán mũ gần cầu Rialto, cho rằng, với một nơi như Venice, du khách cần "từ từ cảm nhận thưởng thức vẻ đẹp". Bà là một trong những chủ cửa hàng ủng hộ kế hoạch thu phí của thành phố, nhưng bày tỏ mong muốn giới chức địa phương phải minh bạch số tiền thu được sử dụng với mục đích nào, có kế hoạch bảo tồn hay giảm ô nhiễm môi trường.

Thành phố gây tranh cãi khi muốn xóa sổ "du khách nghèo", lười chi tiêu - 4

Hậu quả du lịch không được kiểm soát ngày càng rõ nét ở Venice (Ảnh: Bloomberg).

Ngược lại, ông Ernesto Pancin, giám đốc hiệp hội đại diện cho các chủ nhà hàng, quán bar, đưa ra quan điểm chính quyền không nên áp đặt các hạn chế. Ông khuyến khích du khách tham quan trong ngày, có thể tới những nơi ít được biết tới hơn vào thời gian cao điểm.

"Những quận trung tâm như Castello và Santa Croce rất đẹp nhưng hầu như chẳng có mấy khách. Mọi người trên thế giới đều có quyền tới chiêm ngưỡng mà không nhất thiết phải ở lại qua đêm", ông Pancin bày tỏ.

Còn với ủy viên Simone Venturini, việc kiểm soát hành vi xấu xí của du khách như ngồi ăn uống bừa bãi tại các điểm di tích là tín hiệu cho thấy Venice đi một con đường hai chiều. Điều này ít nhất đòi hỏi du khách cần tôn trọng các di sản của thành phố.  

"Tôi mong họ không làm những điều tương tự như vậy nữa", ông nói.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Huy Hoàng (Báo Dân Trí)

CLIP HOT