Phát triển du lịch mạo hiểm tiểu vùng Đông Bắc của Việt Nam
Theo định hướng Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, du lịch thể thao, mạo hiểm đã được xác định ưu tiên phát triển tại các địa bàn có địa hình đa dạng như vùng rừng núi và biển đảo phía Bắc
Ngày 30/9/2021, Viện Nghiên Cứu phát triển du lịch tổ chức Hội thảo phát triển du lịch mạo hiểm tiểu vùng Đông Bắc bằng hình thức trực tuyến. Dự buổi Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Viện NCPT Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở VHTTDL, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố, các chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong nước.
Tại buổi Hội thảo các đại biểu đã được nghe khái quát nội dung về thực trạng và phương hướng phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm tiểu vùng Đông Bắc. Với tài nguyên về địa hình (đồi núi, karst), sông, suối, hồ, thác nước, hang động; cảnh quan, hệ sinh thái; giá trị văn hóa bản địa là những tiềm năng vô cùng thuận lợi cho sự phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm tại tiểu vùng Đông Bắc.
Đông Bắc rất thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm
Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn cho biết, xu hướng của khách du lịch hiện nay rất quan tâm đến hoạt động khám phá cảnh quan thiên nhiên sinh thái, văn hóa bản địa, du lịch mạo hiểm. Ở nước ta, đặc biệt là những tỉnh thuộc Đông Bắc như Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang… có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch mạo hiểm, tuy nhiên sản phẩm chưa được khai thác tương xứng với thế mạnh.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch hi vọng hội thảo sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo, qua đó đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch mạo hiểm, góp phần xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của du lịch Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Đông Bắc nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác tương xứng với thế mạnh
Ngoài ra tại Hội thảo các đại biểu tham dự cũng đã được nghe những ý kiến thảo luận sôi nổi, thiết thực từ đại diện của các doanh nghiệp du lịch trong nước xung quanh vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch mạo hiểm tại tiểu vùng Đông Bắc một cách phù hợp và hiệu quả. Đưa sản phẩm du lịch mạo hiểu được phổ biến đến du khách song song với các sản phẩm du lịch khác tại các địa phương, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho các đối tượng du khách khác nhau.
Với thế mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và những giá trị nhân văn quý giá, tiểu vùng Đông Bắc có tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm đặc sắc ở cả trên không, trên bộ và dưới nước (Air, Land and Water Adventure Activities), là điểm đến hấp dẫn, thu hút không chỉ đông đảo du khách trong nước mà cả khách du lịch nước ngoài ưa thích phiêu lưu, mạo hiểm, thử thách khi bản chất con người muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ trỗi dậy và nhu cầu được tiếp cận, gần gũi, trở về với thiên nhiên đang ngày càng gia tăng và trở thành xu hướng du lịch hiện nay trên thế giới.
Đưa sản phẩm du lịch mạo hiểu được phổ biến đến du khách song song với các sản phẩm du lịch khác tại các địa phương, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho các đối tượng du khách khác nhau.
Du lịch mạo hiểm vùng Đông Bắc thu hút đông đảo khách du lịch nội địa đến từ mọi miền tổ quốc trong thời gian qua phải kể đến các dịch vụ dù bay, dù lượn trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; khám phá điểm cực Bắc ở Lũng Cú, phim trường “Chuyện của Pao”, “Lặng yên dưới vực sâu”, thăm nhà của Pao, của Súa, dinh thự họ Vương, phố cổ Đồng Văn, lễ hội hoa Tam Giác Mạch, phiên chợ tình Khâu Vai.
Ngoài ra còn có thể chinh phục các đỉnh núi cao Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thì, các cung đường đèo nổi tiếng ở Hà Giang từ rừng thông Yên Minh – cổng trời Quản Bạ – cột cờ Lũng Cú – cao nguyên đá Đồng Văn– đèo Mã Pì Lèng – chèo kayak, du thuyền trên sông Nho Quế – đèo Xín Cái, Lùng Thàng –Mèo Vạc
Khách cũng có thể thử thách bản thân những con đường đến đèo 14 tầng Mẻ Pịa, thác Bản Giốc, VQG Ba Bể, khu du lịch sinh thái cộng đồng Bắc Sơn, săn tuyết ở Mẫu Sơn, bãi biển Trà Cổ, Móng Cái, thương cảng Vân Đồn, đảo Cô Tô, bãi biển Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, VQG Bái Tử Long, vịnh Hạ Long, Quảng Ninh…
Các điểm di tích Đại Nội, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức, lăng vua Khải Định sẽ được mở cửa trở lại.