Người Việt đi du lịch ngày càng chuộng thanh toán không tiền mặt

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Số liệu giao dịch thống kê qua nền tảng thanh toán Payoo trong các lĩnh vực dịch vụ công, giáo dục, du lịch, F&B, bán lẻ, thời trang, điện máy cho thấy giá trị thanh toán không tiền mặt quý II tăng trưởng mạnh so với quý I/2022.

Cụ thể, với lĩnh vực dịch vụ công, ghi nhận qua nền tảng thanh toán Payoo cho thấy, các giao dịch thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia tăng trưởng đến 84% về số lượng và gấp 3 lần về giá trị giao dịch ở tất cả các dịch vụ công cấp độ 4, gồm nộp thuế thu nhập cá nhân; nộp phạt xử lý vi phạm hành chính; thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính; đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; đóng và gia hạn bảo hiểm y tế; thanh toán tiền điện; tạm ứng án phí; nộp thuế, lệ phí trước bạ về đất đai, tài sản; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp…

Các giao dịch thanh toán thuộc nhóm dịch vụ công ở các nhà cung cấp khác cũng tăng trưởng rất tốt với mức tăng 67% về số lượng và gấp 2 lần về giá trị giao dịch. Điều này chứng tỏ, nỗ lực của Chính phủ và các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán trong việc thúc đẩy người dân thanh toán không tiền mặt đã bước đầu đạt kết quả khả quan.

Người Việt đi du lịch ngày càng chuộng thanh toán không tiền mặt - 1

Ngày càng có nhiều người dân sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt đối với lĩnh vực dịch vụ công.

Kể từ khi bùng phát làn sóng COVID-19 lần thứ tư tại nước ta, nhu cầu thanh toán học phí trực tuyến đã có sự tăng vọt đáng kể. Đến nay, khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu này vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng. Với nhóm trường công lập, giá trị giao dịch thanh toán học phí qua Payoo trong quý II tăng gấp 2,5 lần so với quý I và gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Riêng với nhóm các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm đào tạo, trung tâm anh ngữ, tăng trưởng giao dịch đạt 40% về số lượng và 50% về giá trị so với quý I/2022. Trong đó, giao dịch mã QR và hình thức trả góp 0% lãi suất ngày càng chiếm ưu thế trong nhóm này do phù hợp với nhu cầu chi trả linh hoạt của người dùng.

Người Việt đi du lịch ngày càng chuộng thanh toán không tiền mặt - 2

Kể từ khi đại dịch bùng phát cho đến nay, nhiều bậc phụ huynh lẫn người trẻ đều lựa chọn hình thức đóng học phí trực tuyến vì tính tiện lợi của phương thức này.

Tương tự, ngành du lịch cũng ghi nhận lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt trong quý II tăng đột biến về khối lượng và giá trị so với quý I. Đây thực sự là một tín hiệu tích cực, cho thấy du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ kể từ khi Chính phủ cho phép mở cửa du lịch và khôi phục trở lại các đường bay quốc tế.

Số liệu giao dịch thanh toán tại quầy qua máy Payoo POS của các doanh nghiệp kinh doanh mảng du lịch (bao gồm vé lữ hành, lưu trú, gói nghỉ dưỡng…) tăng trưởng 60% về cả số lượng và giá trị so với quý I/2022. Trong đó, hình thức thanh toán trả một lần bằng thẻ quốc tế và trả góp qua thẻ tín dụng chiếm đến hơn 95%, chủ yếu đến từ mảng lưu trú, gói nghỉ dưỡng.

Trong khi đó, trên cổng thanh toán trực tuyến, mảng du lịch tăng 10% về số lượng và 35% về giá trị so với quý I/2022. Cụ thể, ở mảng vé (tàu xe, máy bay) có sự chuyển dịch từ thanh toán tại quầy sang thanh toán trực tuyến, tăng hơn 60% về số lượng và hơn 50% về giá trị. Hình thức thanh toán phổ biến nhất của mảng vé là quét mã QR, trong khi đối với mảng lưu trú, hình thức “Thanh toán sau” vẫn được ưa chuộng hơn cả.

Người Việt đi du lịch ngày càng chuộng thanh toán không tiền mặt - 3

Cả du khách nội địa lẫn quốc tế đều tin dùng hình thức thanh toán không tiền mặt để chi trả các chi phí du lịch.

Sự phục hồi của ngành du lịch cũng góp phần vực dậy ngành F&B và ngành bán lẻ tại nước ta. Theo đó, ngành F&B trong quý II có mức tăng 61% về số lượng và 41% về giá trị giao dịch. Kênh thanh toán chủ yếu là thanh toán tại quầy qua Payoo POS. Trong đó, thanh toán bằng thẻ quốc tế là hình thức thanh toán chủ đạo khi chiếm đến 64% về số lượng và 77% về giá trị; thẻ nội địa tương ứng là 21% và 17%; mã QR là 15% và 6%.

Với ngành bán lẻ, nhờ các chương trình kích cầu mua sắm nhân các dịp lễ lớn vừa qua đã thúc đẩy tăng trưởng 40% về số lượng và 20% về giá trị giao dịch so với quý I. Tuy nhiên, số liệu từ Payoo cũng cho thấy có sự phân hóa khá lớn giữa các doanh nghiệp trong nhóm ngành này.

Nhóm doanh nghiệp thời trang, phụ kiện trong quý II tăng trưởng thanh toán không tiền mặt đến 70% về số lượng và 26% về giá trị so với quý I. Trong đó, điểm sáng thuộc về phân khúc trang sức, thương hiệu thời trang tầm trung khi đạt mức tăng 40 - 50%. Ngược lại, phân khúc thương hiệu cao cấp, xa xỉ phẩm lại giảm nhẹ 12 - 15% vì không phải mùa cao điểm mua sắm. Song song đó, các đối tác của Payoo ở mảng điện thoại, điện máy quý II đều giảm "nhiệt" khi doanh thu chỉ đạt 80 - 90% so với quý trước.

Người Việt đi du lịch ngày càng chuộng thanh toán không tiền mặt - 4

Thanh toán không tiền mặt cũng ngày càng nở rộ trong các hoạt động ăn uống, mua sắm của người dân nước ta.

Nhìn chung, hầu hết các lĩnh vực đều có sự tăng trưởng về khối lượng lẫn giá trị giao dịch. Điều này cho thấy việc thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành phương thức thanh toán quen thuộc của người dân. Chia sẻ về việc này, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (Payoo) Ngô Trung Lĩnh cho rằng, trước một thị trường còn nhiều dư địa để phát triển, người dùng Việt có mức độ thích ứng nhanh với các dịch vụ thanh toán số, Payoo sẽ luôn nỗ lực và đồng hành với Chính phủ cùng các bên liên quan để mở rộng và tăng tốc độ phủ sóng của thanh toán không tiền mặt trên toàn quốc.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nguyễn Bảo

CLIP HOT