Chuyện chưa kể về người nữ tiến sĩ tạo nền móng cho vắc xin Covid-19

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kariko Katalin từng bị coi là "kẻ điên rồ" khi bền bỉ theo đuổi nghiên cứu công nghệ mRNA. Nhưng nhờ niềm tin vô điều kiện đó, Kariko Katalin là người đã đặt nền móng cho công nghệ tạo vắc xin ngừa Covid-19, làm thay đổi cả thế giới.

Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, giữa lúc nhiều quốc gia loay hoay dập dịch, vắc xin Covid-19 ra đời như "vị cứu tinh". Những nhà tiên phong sản xuất vắc xin Covid-19 trên thế giới là BioNTech (Đức), Moderna (Mỹ), Pfizer (Mỹ) được vinh danh. Nhưng ít người biết, đứng sau thành quả mang tính đột phá ấy là một nhà khoa học nữ người Hungary - Tiến sĩ Kariko Katalin.

Cuộc đời Kariko Katalin là những chuỗi ngày dài đầy thử thách, người phụ nữ từng bị chê cười, từng nhiều lần bị ngăn cản, thường xuyên bị sa thải, lí lịch của bà đầy rẫy những thất bại và đau khổ. 

Chuyện chưa kể về người nữ tiến sĩ tạo nền móng cho vắc xin Covid-19 - 1

Nữ tiến sĩ Kariko Katalin. Ảnh: Euronews

Kariko Katalin sinh năm 1955, có bố là tiểu thương, mẹ là kế toán. Sau 3 lần bị đuổi việc, vào một buổi chiều năm 1985, bà và chồng đưa con gái 2 tuổi rời Hungary sang Mỹ. Tài sản mang theo vỏn vẹn chưa tới 1.000 USD nhét đầy trong con gấu bông.

Cuộc sống ở Mỹ cũng chẳng phải thiên đường, khi bà không nhận được tài trợ, không tìm nổi dự án và tiếp tục bị sa thải. Đã có lúc Kariko Katalin bắt đầu nghi ngờ về năng lực bản thân rằng bà không giỏi, không thông minh. Nhưng rồi, người phụ nữ kiên cường cố gắng tự nhủ chỉ cần thực hiện các thí nghiệm tốt hơn, rồi mọi chuyện sẽ ổn.

Trước đó, nhiều người đã từng nghiên cứu mRNA. Tuy nhiên sau nhiều thất bại, hầu hết các nhà khoa học đó đã bỏ cuộc, chẳng ai còn quan tâm đến mRNA. Thế nhưng Kariko Katalin thì khác. Bà không nản chí mà vẫn tiếp tục lao vào nghiên cứu. 

Messenger RNA, hay mRNA là một loại RNA đóng vai trò như một sứ giả, chỉ dẫn thông tin từ DNA đến bộ phận sản xuất protein của tế bào.

Quá trình truyền tải thông tin là cơ sở để một tế bào hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, mRNA có vòng đời rất ngắn, chỉ từ vài phút đến vài tiếng đồng hồ. Cơ chế “tự huỷ” này hoạt động như công tắc “mở”, “đóng”, giúp điều chỉnh hoạt động sản xuất protein trong tế bào.

Đặc biệt mRNA đóng vai trò quan trọng, ngăn chặn các thành phần ngoại lai xâm chiếm bộ máy trung ương và thay đổi hoạt động của tế bào. Bất cứ RNA lạ nào đi vào tằ bên ngoài tế bào sẽ ngay lập tức bị nhắm và tiêu diệt bởi enzyme RNases.

Hai đặc điểm trên là lý do quan trọng để các nhà khoa học sử dụng mRNA làm phương pháp phát triển vaccine.

Nỗ lực của bà đã được đền đáp. Công trình của Katalin gây được sự chú ý của 2 công ty non trẻ Moderna (Canada) và BioNTech (Đức), sau đó, ông lớn Pfizer (Mỹ) quyết định đầu tư sản xuất vắc xin Covid-19 theo công nghệ mRNA.

Có lẽ nằm mơ Kariko cũng không nghĩ sẽ có một ngày thế giới phải ghi nhớ tên bà, khi công trình nghiên cứu mRNA của bà từng bị từ chối 20 năm trước, nay lại được dùng để điều chế vắc xin chống Covid-19 với thời gian kỷ lục chưa đầy 8 tháng, trong khi bình thường phải mất 5 - 10 năm.

Các loại vắc xin ngừa Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA là những sản phẩm được đánh giá cao về tính đột phá trong nghiên cứu. 

Chuyện chưa kể về người nữ tiến sĩ tạo nền móng cho vắc xin Covid-19 - 2

Ảnh minh họa: Shutterstock

Công nghệ mRNA được cho là sẽ không dừng lại ở sản xuất vắc xin. Trong tương lai không xa, hàng loạt căn bệnh như ung thư, đột quỵ hay các bệnh hiểm nghèo khác cũng hứa hẹn sẽ được “thanh toán”.

Mới đây, công ty dược phẩm BioNTech (Đức) thông báo mục tiêu trong năm tới bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một vaccine ngừa sốt rét dựa trên công nghệ đột phá mRNA mà công ty này và đối tác Pfizer của Mỹ đã sử dụng để bào chế vaccine ngừa COVID-19.

Nếu thành công, vaccine này sẽ là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét do muỗi gây ra, khiến hơn 400.000 người tử vong mỗi năm, chủ yếu là trẻ em ở châu Phi.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Anh (Tổng hợp)

CLIP HOT