Nhiều rủi ro khi quá tin vào bản đồ trên smartphone

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Các dịch vụ như Google Maps hoàn toàn có thể dẫn người leo núi non kinh nghiệm đến những cung đường nguy hiểm, mà ngay cả người dày dặn nhất cũng phải dè chừng.

Nhiều rủi ro khi quá tin vào bản đồ trên smartphone - 1

Ben Nevis, một trong các đỉnh núi hấp dẫn du khách nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. (Ảnh: NYT)

Đối với những người leo núi non kinh nghiệm, smartphone là công cụ đa tác dụng: đèn pin, đèn hiệu khẩn cấp, GPS. Tuy nhiên, có thể nguy hiểm nếu người leo núi dựa hoàn toàn vào điện thoại khi vào khu vực hoang dã.

Tại Scotland, người leo núi cảnh báo du khách về việc Google Maps có thể dẫn họ đến những con đường mòn lắt léo, buộc họ phải trèo qua vách đá và địa hình dốc, lởm chởm. Chẳng hạn, một số du khách đã đi theo Google Maps để lên đỉnh Ben Nevis, cao gần 1.400m. Đây là một điểm leo núi nổi tiếng nhưng rất nguy hiểm.

Với những người đến bãi đỗ xe gần đỉnh núi nhất, Google Maps sẽ chỉ cho họ một tuyến đường leo thẳng lên núi mà ngay cả những người dày dặn kinh nghiệm nhất cũng phải vật lộn. Dù trời quang mây tạnh, cung đường này cũng khó vượt qua, chưa kể mây và mưa có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Vấn đề là dù smartphone khiến nhiều hoạt động trở nên thuận tiện hơn, từ gọi xe đến đặt đồ ăn, một số người leo núi không nhận ra rằng, họ thực sự cần nhiều thứ hơn khi muốn bắt đầu hành trình của mình.

Tổ chức leo núi Scotland cho biết, gần đây đã có vài người bị thương sau khi đi theo lộ trình mà họ tìm được trên mạng. Một phụ nữ 24 tuổi đã tử vong tại núi Ben Nevis vào tháng trước.

Lời cảnh báo được đưa ra khi nhiều người bắt đầu đi dã ngoại và leo núi trong mùa dịch bệnh. Bản thân hoạt động leo núi cũng được xem là giãn cách xã hội song khi ngày càng nhiều người tham gia, số lượng chấn thương cũng tăng lên.

Ben Nevis không phải ngọn núi duy nhất nơi người leo núi gặp rắc rối. Tại New Hampshire, nhân viên cứu hộ cho biết, họ đã cứu được nhiều người trang bị lỏng lẻo khi leo núi. Theo một nhân viên, ít nhất tuần một lần lại có cuộc gọi xin trợ giúp vì lạc đường. “Họ cố gắng đi theo chỉ dẫn trên điện thoại và lạc trong rừng”, người này nói.

Họ không thể nói họ đang ở đầu vì màn hình điện thoại nhỏ hơn nhiều so với bản đồ giấy. Nếu nhân viên hỗ trợ không đưa được họ quay lại cung đường trước đó, đội cứu hộ sẽ phải mất vài tiếng mới tìm thấy họ.

Một vài yếu tố khác bao gồm đi lạc vào khu vực không có sóng hay điện thoại hết pin, khiến họ không thể tìm kiếm hỗ trợ. Theo Rick Wilcox, một thành viên Dịch vụ cứu hộ núi tại New Hampshire, nhiều người ông cứu không mang theo bản đồ hay la bàn. Mọi người nghĩ một chiếc điện thoại ma thuật là tất cả những gì họ cần, họ chỉ cần Google là lên đường.

Wesley Trimble, người phát ngôn tổ chức leo núi American Hiking Society, bày tỏ lo ngại khi mọi người dùng ứng dụng và đi theo những cung đường chưa được chuyên gia phê duyệt. Rất nhiều thông tin trên Internet là do mọi người đóng góp, không nhất thiết là từ chủ sở hữu đất đai hay cơ quan quản lý.

Nhà chức trách Scotland khuyến khích du khách mang theo bản đồ giấy và la bàn khi đến núi Ben Nevis, ngay cả trên những cung đường quen thuộc. Theo tổ chức phi lợi nhuận John Mui Trust, họ đặt biển cảnh báo trên đường để hướng dẫn những người leo núi chưa có kinh nghiệm đến trung tâm dành cho du khách, song thường bị bỏ qua.

Trong một thông báo, Google cho biết, từ nay sẽ hướng dẫn mọi người đến trung tâm cho du khách thay vì đến điểm đậu xe gần đỉnh núi. Công ty cũng sẽ xem xét các tuyến đường khác gần Ben Nevis. Các tổ chức có thể cập nhật thông tin bản đồ qua công cụ Geo Data Upload, còn người dùng báo cáo trực tiếp sự cố cho Google.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Du Lam (Theo ICTNews)

CLIP HOT