Bí quyết sinh tồn khi bị mắc kẹt trong đám đông

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sau vụ thảm kịch bị mắc kẹt trong đám đông gần đây khiến nhiều người thiệt mạng, những lời khuyên dưới đây rất cần thiết để giúp bạn có chuyến đi an toàn.

Khi nào thì một đám đông trở nên nguy hiểm? Đó là câu hỏi bạn có thể đặt ra sau những thảm kịch gần đây ở Indonesia - nơi hơn 130 người chết gần cổng tại một sân vận động bóng đá vào đầu tháng này và ở Hàn Quốc - nơi hơn 150 người thiệt mạng khi tham dự lễ Halloween trên con phố Itaewon.

Để ý những dấu hiệu nguy hiểm

Một khi bạn đang ở trong đám đông và bắt đầu cảm nhận được áp lực, điều này đã quá muộn để thoát ra khỏi đó một cách dễ dàng.

Điều tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng không đặt mình vào tình huống nguy cấp. Mọi người không nhận ra rằng nó nguy hiểm vì họ chưa có văn hóa nhận thức về sự nguy hiểm của đám đông này.

Theo NPR, lời khuyên quan trọng nhất là hãy quan sát để biết được những hiểm họa nếu một đám đông quá dày đặc xuất hiện xung quanh bạn.

Bí quyết sinh tồn khi bị mắc kẹt trong đám đông - 1

Đám đông được nhìn thấy trong khu giải trí về đêm nổi tiếng Itaewon ở Seoul vào ngày 30/10. Ảnh: NPR.

Rời đi ngay khi cảm thấy quá đông

Nếu bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng bạn vẫn có khoảng trống để di chuyển, hãy rời khỏi đám đông đó ngay lập tức.

Có nhiều người chủ quan, họ tới tham dự một buổi lễ ngoài trời hay chương trình ca nhạc và cảm thấy tiếc nếu phải rời đi. Do đó, họ chọn cách ở lại hoặc thậm chí tiếp tục đùn đẩy những người xung quanh với mong muốn được thưởng thức buổi hòa nhạc ở vị trí gần hơn.

Theo NPR, bạn không nên làm như vậy. Nếu cảm thấy xung quanh quá đông, điều đó có nghĩa là nó thực sự nguy hiểm. Điều quan trọng nhất là hãy di chuyển ra xa khu vực đám đông và giữ an toàn cho bản thân.

Đứng vững và không đặt đồ đạc cá nhân xuống đất

Giữ vững đôi chân của mình là điều quan trọng bởi vì nếu bị ngã, bạn sẽ rất khó để đứng dậy một lần nữa vì xung quanh đã có quá nhiều người.

Ngoài ra, việc đứng vững cũng giúp ích cho những người khác vì nếu bạn ngã, bạn có khả năng sẽ đè lên những người khác và tạo ra hiệu ứng dây chuyền do có quá nhiều người đứng sát vào nhau. Điều này rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, những trở ngại như balo, túi xách hoặc đồ đạc đặt dưới chân của bạn cũng sẽ khiến bạn bị thương. Chỉ cần là một cái balo cũng khiến người khác có khả năng bị trượt ngã hoặc vấp té.

Bí quyết sinh tồn khi bị mắc kẹt trong đám đông - 2

Khi cảm thấy xung quanh quá nhiều người, điều cần thiết là sự bình tĩnh, giữ cho phổi và tim của mình không bị chèn ép. Ảnh: Independent.

Trong đám đông, kẻ giết người chính là sự thiếu oxy

Nhiều người thắc mắc: "Tại sao họ thiệt mạng trong đám đông, nguyên nhân của cái chết là gì?". Đó là do không đủ oxy.

Quá đông người đứng xung quanh bạn kèm theo sức nặng của họ đè lên cơ thể khiến phổi không có đủ không gian để thực hiện chức năng hô hấp và giữ cho bạn thở.

Nếu có thể duy trì đủ không gian để thở, bạn sẽ ổn. Nếu ở trong đám đông và chưa thể thoát ra ngoài, hãy đưa cánh tay ra ngay trước ngực và giữ chúng ở đó. Ở vị trí này, bạn sẽ có một khoảng trống đẩy thêm 0,5-1 cm để bạn tiếp tục thở. Cách này sẽ giúp bạn giữ được nhịp thở dù không thể thoải mái trong đám đông.

Đừng cố đẩy, hãy di chuyển cùng đoàn người

Trong một đám đông, mọi thứ đều là phản ứng dây chuyền. Khi bạn đẩy những người xung quanh, họ cũng sẽ tự động đẩy những người khác và dần trở thành đám đông hỗn loạn.

Nếu bạn cảm thấy bị đẩy, đừng đẩy trở lại. Cách nên làm là di chuyển từ từ theo chiều hướng của đám đông, không đẩy hoặc di chuyển ngược chiều. Đây là cách tốt nhất để xử lý trong tình huống này.

Trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, bạn có thể cảm nhận thấy nhiều đợt đẩy và chèn ép nhau cùng một lúc. Đây chính là sự hỗn loạn của đám đông. Nếu không thể điều hướng đám đông di chuyển cùng chiều và ngưng lại sự xô đẩy, hãy thực hiện việc đặt tay trước ngực để tim và phổi của bạn có không gian hô hấp.  

Bí quyết sinh tồn khi bị mắc kẹt trong đám đông - 3

Những sự kiện ngoài trời luôn thu hút đông người tới xem. Do đó, bạn cần nắm được một số lưu ý để bảo vệ bản thân trong đám đông. Ảnh: TPR.

Tránh tường và đồ vật cứng

Khi chúng ta nhìn vào những nơi xảy ra thương tích và tử vong trong một thảm kịch, hầu hết có sự xuất hiện của chướng ngại vật cứng.

Nếu di chuyển cùng hướng với dòng người, bạn sẽ có khả năng thoát ra được khỏi đám đông. Tuy nhiên, nếu đang đứng cạnh một bức tường, bạn không thể di chuyển do bức tường đang cản bạn. Sự xô đẩy của dòng người sẽ ép bạn vào tường và dễ xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn.

Do đó, bạn nên tránh xa khỏi những chướng ngại vật khi lựa chọn chỗ đứng trong đám đông.

Bí quyết sinh tồn khi bị mắc kẹt trong đám đông - 4

Bờ rào, tường, trụ cột có thể là những nơi nguy hiểm nhất. Ảnh: The New Yorker.

Cách nhận biết độ dày của đám đông

Độ dày đặc của dòng người là yếu tố quan trọng, nó được thể hiện bởi số người đứng trong 1 m2 và có vài mức độ sau:

- Dưới 5 người/m2 là độ dày bình thường, có thể sẽ không thoải mái nhưng vẫn ổn.

- Trên 6 người/m2 là lúc mọi thứ bắt đầu trở nên nguy hiểm.

- 8 người/m2 có thể xảy ra thương tích hoặc những điều tệ hơn.

Có một mẹo nhỏ là nếu bạn cảm thấy cả hai bên vai hoặc nhiều vị trí trên cơ thể đều có người đang chạm vào, tức là độ dày đang khoảng 6 hoặc cao hơn. Vì vậy, đây là mức báo động để bạn rời đi ngay lập tức.

Bí quyết sinh tồn khi bị mắc kẹt trong đám đông - 5

Tăng cường giáo dục về cách thảm họa xảy ra là điều quan trọng cho mỗi người để bảo vệ bản thân. Ảnh: SCMP.

Nếu đám đông trở nên không an toàn, hãy để ý đến những người khác

Hành vi giúp đỡ hay hỗ trợ người khác có tính lan truyền trong đám đông. Điều này cũng tương tự với những hành vi theo chủ nghĩa cá nhân hoặc ích kỷ.

Nếu bạn cố giúp đỡ người bên cạnh, họ cũng sẽ giúp bạn và những người xung quanh sẽ giúp đỡ nhau. Nếu điều này lan ra sẽ tạo nên không khí tích cực, nó sẽ khiến mọi thứ bớt tệ đi. Vì vậy, một thái độ giúp đỡ là điều nên làm khi những người xung quanh bạn đang gặp khó khăn hoặc mắc kẹt trong đám đông.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nghi Phương