Đậu đỏ gây sốt vào ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam tuy nhiên quê hương của truyền thuyết này có những món ăn cầu duyên truyền thống mà không phải ai cũng biết.
Đậu đỏ gây sốt vào ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam tuy nhiên quê hương của truyền thuyết này có những món ăn cầu duyên truyền thống mà không phải ai cũng biết.
Chè đậu đỏ
Tại Việt Nam, tên gọi cổ truyền ngày Thất Tịch gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu". Dù không có những lễ hội quá lớn như những nước khác song Việt Nam cũng có những truyền thống cũng như món ăn riêng.
Ngày "Ông Ngâu bà Ngâu" hàng năm các đôi lứa thường đến chùa làm lễ cầu mong cho tình duyên son sắt, vững bền. Các đôi yêu nhau cũng thường ngắm sao Ngưu Lang và Chức Nữ đêm 7/7 Âm Lịch.
Và thời gian qua, món ăn liên quan đến đậu đỏ đặc biệt là chè được giới trẻ truyền tai nhau, dành cho những ai mong chờ tình yêu đến và "thoát ế".
Bánh xảo quả
Chuyện kể rằng, có một thiếu nữ tên là Tiểu Xảo, vì cảm động trước tình cảm của Ngưu Lang - Chức Nữ mà mối năm vào ngày Thất tịch, Tiểu Xảo đều làm một món bánh điểm tâm mong muốn Ngưu Lang - Chức Nữ sớm ngày đoàn tụ.
Cũng vì truyền thuyết đó, lễ hội tình nhân Trung Quốc nổi bật nhất với món bánh xảo quả tượng trưng cho sự thông minh và khéo léo. Món ăn này có nhiều hình dạng khác nhau đi kèm nhân vừng ngọt ngào có thể dùng để tặng cho người thân yêu, bạn bè và thậm chí cả bố mẹ vợ hoặc chồng.
Bánh xảo quả được làm từ các nguyên liệu vô cùng đơn giản như bột mì, men, trứng gà, sữa tươi. Sau khi nhào và ủ bột, người ta sẽ đem tạo hình bánh rồi đi nướng hoặc chiên vàng. Khuôn bánh xảo quả thường được làm bằng gỗ lê vì nó mang ý nghĩa mối lương duyên bền chặt.
Ngoài ra, khuôn bánh xảo quả cũng được khắc lên những hoa văn sinh động như con dơi (đồng âm với từ phúc), con cá ( đồng âm với dư dả, sung túc), hạt sen (đồng âm với con đàn cháu đống),...
Sủi cảo
Khi xưa có tập tục Khất Xảo (cầu xin tay chân nhanh nhẹn, nâng cao kỹ xảo thêu thùa) rất thú vị: bảy cô gái tập trung lại góp nguyên liệu cùng làm sủi cảo, mang 1 đồng tiền, 1 cây kim, 1 quả táo đó gói trong sủi cảo.
Sau khi Khất Xảo xong, các cô gái cùng nhau ăn sủi cảo, tương truyền rằng ăn phải đồng tiền thì sẽ gặp tài lộccó phúc, ăn phải kim thì tay chân nhanh nhẹn, ăn phải táo đỏ thì sẽ sớm kết hôn.
Xảo Tô - loại bánh ngọt nhỏ
Hiện nay còn rất nhiều tiệm bán bánh ngọt dân gian thích làm các loại bánh ngọt nhỏ hình Chức Nữ, gọi là Xảo Nhân (người nhỏ nhắn thông minh lanh lợi), Xảo Tô (bánh ngọt nhỏ xinh xắn), khi bán cho người mua còn gọi là Tống Xảo Nhân (tặng người nhanh nhẹn), hoặc người lớn tuổi trong dịp này thường tặng cho các cô gái nhỏ Xảo Tô, ý cầu chúc người ăn bánh sẽ trở nên tay chân nhanh nhẹn thông minh.
Trái cây
Trong ngày Thất Tịch đặt biệt này, tất nhiên là không thể thiếu trái cây. Điểm nhấn đặc biệt của mâm hoa quả là những tác phẩm điêu khắc độc đáo và cầu kì.
Gà
Nếu ngày đó gà trống không kêu như tờ mờ sáng, thì sẽ không có cuộc chia ly nào giữa Ngưu Lang Chức Nữ. Vì vậy, vào ngày lễ hội, người ta sẽ làm thịt gà trống để cầu mong những người yêu nhau không bao giờ xa cách.
Năm loại hạt - Long nhãn, Hạt phỉ, Đậu phộng, Hạt dưa, Quả chà là đỏ
Ý nghĩa tốt lành: Để giúp thực hiện điều ước
Vào ngày Thất Tịch, mọi người thường dâng lễ vật cho nàng Chức nữ năm loại hạt, bao gồm hạt nhãn, hạt phỉ, đậu phộng, hạt dưa và quả chà là đỏ. Sau khi buỗi lễ Thất Tịch kết thúc, những thứ này sẽ trở thành món ăn trong ngày lễ tình nhân của Trung Quốc. Sau khi ăn chúng, những điều ước mà người ta đã thực hiện trong buổi lễ sẽ thành hiện thực.
Mì Mây
Món mì mặn và cay hoặc chua này mang biểu tượng của sự thông minh. Những sợi mì được phơi sương với hi vọng rằng ăn nó khiến một người có thể trở nên thông minh hơn.
Mì giá đỗ
Món mì đậm đà này mang đến sự khéo léo và đảm đang cho người phụ nữ vào ngày Thất Tịch. Giá đỗ được ủ trước một tuần trước khi chế biến, chúng cao 2-3 cm và được xào với gia vị đặc trưng. Sau đó mì và thịt xắt hạt lựu được trộn cùng giá đỗ đã xào qua.
Gạo nếp nướng
Những que gạo nếp mềm ngọt này tượng trương cho gia vị của tình yêu. Thành phần chính của que nếp nước này là gạo nếp, bột đậu nành, mạch nha và siro. Phương pháp làm là trộn tất cả các nguyên liệu thành một khối bột và để cho nhân nở ra, sau đó cắt thành từng miếng và vo tròn thành dải hoặc que.
Những miếng gạo nếp này được chiên lên trước khi phủ lên đó một lớp đường trắng. Món ăn này mang ý nghĩa cầu chúc cho tình yêu ngọt ngào.
Uống trà cùng lạc
Lạc hay còn gọi là đậu phộng sẽ được bóc vỏ và chiên lên rồi ngoài với hỗn hợp nước đường. Món ăn này được thưởng thức cùng trà nóng vào ngày lễ thất tịch. Thưởng trà và nhâm nhi hạt lạc tượng trưng cho tình yêu cùng cuộc sống ngọt ngào của người dân Trung Quốc.
Theo CNN, khi Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế, khách du lịch cũng có thể tự mình đến và thưởng thức các loại phô mai...