Hồng treo gió - Đặc sản Đà Lạt vào mùa
Ai đã đến Đà Lạt mà chưa thử hồng treo gió thì thật đáng tiếc. Đây là sản phẩm kết hợp tinh hoa vùng đất Trạm Hành - Đà Lạt, nơi đầu tiên hồng treo gió xuất hiện tại Việt Nam.
Năm 2015, chị Lê Nguyễn Thị Lâm Hà là một trong những người nông dân Trạm Hành đầu tiên học làm nghề treo hồng.
Những dây hồng cam rực rỡ giữa cái nắng tháng 10 nhẹ nhõm
Kể lại câu chuyện của chính số phận những cây hồng vủng đất Trạm Hành, cũng như bao người dân xứ này, gia đình chị Lâm Hà cũng có vườn hồng trồng xen cà phê do cha mẹ chị, những người nông dân chất phác đào từng cái hố để trồng gốc cà phê, gốc hồng.
Rồi cây hồng lâm vào cảnh bán không ai mua, trái để chín tự rụng đầy gốc, người Trạm Hành bỏ rơi thứ cây trái từng gắn bó với đời sống của họ.
Cho tới khi kỹ thuật làm hồng treo gió được cán bộ kỹ thuật đi học từ Nhật Bản về chuyển giao cho bà con, vùng hồng sống lại.
Sau khi “ra nghề” chị cũng bắt tay làm hồng treo ngay tại chính mảnh vườn nhà, thôn Phát Chi, xã Trạm Hành. Nghề hồng treo gió đã khiến mỗi mùa hồng trở nên rực rỡ, với những trái hồng vàng cam được treo lên đẹp mắt, màu vàng của hồng và màu vàng của sung túc.
Du khách có thể tự hái và cân tại chỗ. Hồng chín ăn rất ngọt và mềm.
Không chỉ dừng lại ở chế biến trái hồng, người dân Trạm Hành nghĩ đến chuyện gầy dựng farm du lịch canh nông trên đất vườn nhà. Mọi người tự bảo nhau, cũng giống mình, ở khu vực Cầu Đất, bà con làm du lịch rất nhiều, du khách đến tận nơi thưởng thức nông sản địa phương, trái hồng, trái chuối, ly cà phê. Sao người Trạm Hành lại không làm được như bà con Cầu Đất? Vậy là tỉ mẩn học hỏi, tỉ mẩn xây dựng và những mô hình du lịch hồng treo gió ra đời.
Nơi đây có dâu trồng trong nhà kính và hoa nhà kính phục vụ du khách tới tham quan thưởng lãm. Khách tới còn có thể tự tay hái những trái dâu chín, cắt những cành hoa khoe sắc rực rỡ để mua về làm quà.
Trạm Hành - Đà Lạt là nơi đầu tiên hồng treo gió xuất hiện tại Việt Nam
Mùa hồng chính là mùa đẹp nhất bởi những chuỗi hồng treo rực rỡ trong nắng. Chị Lâm Hà thu mua hồng trái của nông dân xung quanh để treo và sấy dẻo, tùy thuộc vào tính chất của trái hồng. Chị đóng gói theo đúng phong cách làm du lịch, với từng trái hồng được đóng gói kín.
Bánh cóng Cần Thơ là một món ăn dân dã, bình dị nhưng lại đậm đà khó quên nhờ khâu chế biến rất tỉ mỉ.