Tết ở quê hương mình thật ấm áp

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Dù đường xá vắng vẻ, quán xá đóng cửa nhưng không khí Tết vẫn rộn ràng trong từng nhà.

Tết ở quê hương mình thật ấm áp - 1

Về đến Việt Nam, Ngọc Quyên liền đi sắm áo dài du xuân.

Khởi hành đầu năm từ ngôi nhà thân thương thuở bé thơ, tôi đi thăm bạn bè vào ngày mùng 2 Tết. Xa Việt Nam hơn 5 năm, trở về thành Việt Kiều, tôi cảm nhận Tết ở quê hương mình thật ấm áp.

Chọn quán cà phê trang hoàng Tết bằng những chuỗi pháo đỏ cùng các chậu hoa cúc vàng tươi tắn, ngồi ôn lại kỷ niệm với bạn bè, một thời tôi đã la cà cùng bạn đi khắp các quán cà phê hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn.

Xa quê mới 5 năm, nhưng chuỗi ngày dài chống chọi với khí trời lạnh giá để tìm được chỗ đứng ở xứ Canada đã trôi tuột ký ức về TPHCM nơi tôi lớn lên. Vậy mà khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất ký ức về thành phố lại ùa về.

Cảnh đông đúc ở sân bay trong những ngày xuân, người đón đưa ở cổng, tiếng khóc xen lẫn tiếng cười mừng mừng tủi tủi gặp lại người thân sau nhiều ngày xa cách. Xe taxi vừa đáp đưa người vào sân bay lại được lấp đầy đưa người ra, cứ thế liên tiếp cả ngày lẫn đêm.

Trên đường xe cộ đông đúc, người mang những bịch quà to đem biếu tặng, người hối hả ra bến xe để kịp chuyến về quê thăm nhà. Ngồi trong taxi với mẹ trên đường về nhà, tôi nhớ lại những ngày bận rộn chuẩn bị Tết lúc xưa. Tôi cũng từng trong dòng người đó hối hả cũng đi mua quà biếu, cũng mua sắm để về cúng kiếng trong ngày Tết.

Trong gói quà biếu khách, lúc nào cũng có chai rượu, hộp mứt dừa, hạt dưa rồi mới tới các bánh trái khác. Cũng hơi ngạc nhiên khi các gói quà biếu giờ không còn mứt dừa và hạt dưa như xưa, thay vào đó là các loại bánh kẹo ngoại và cả chocolate. Mới 5 năm thôi mà khác quá. Bánh chưng trên bàn thờ giờ cũng nhỏ xíu, bây giờ người ta chỉ làm bánh một kg vì các gia đình trong thành phố giờ ít người hơn xưa, bánh một kg chia 4 người trong nhà ăn là vừa. Chỉ có con gà cúng là vẫn bị vắt chân vắt cánh như xưa.

Đã từ lâu, Tết không còn tiếng pháo, vì đốt pháo gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Thay vào đó, giới trẻ chen chúc ở trung tâm thành phố để xem bắn pháo hoa. Tôi cũng từng gửi xe ở Hồ Con Rùa rồi hoà vào dòng người đi bộ đến đường Nguyễn Huệ để xem bắn pháo hoa. Vào đến đường Đồng Khởi thì không cần phải di chuyển nữa, vì lớp người sau dấn tới là đẩy dòng người phía trước đến gần sông Bạch Đằng hơn.

Xem pháo hoa xong, dòng người hối hả tản về đi chùa xin lộc đầu năm. Trên đường đi, họ lại gặp dòng người vừa đi chùa về. Mọi người thành khẩn cầu mong may mắn trước đức Phật đúng thời khắc của đầu năm mới. Xin lộc trở về, họ tạo ra dòng xe máy có người ngồi cầm cây nhang to lớn có ghi lời chúc phúc. Đó là lộc vừa mới xin, họ sẽ đem về cắm vào lư hương trên bàn thờ.

Lúc còn ở Việt Nam, tôi đi chùa gần như hết ba ngày Tết cùng mẹ. Hai mẹ con xúng xính trong bộ áo dài, đi chùa lễ Phật và tranh thủ chộp những bô ảnh ngày Xuân. Hai mẹ con còn tranh thủ ghé Tao Đàn để chụp ảnh cùng những giò lan Tết. Tôi đã sắm hẳn máy chụp ảnh xịn xò trong những dịp này, khi hoa xuân nở rộ công viên, những chậu mai lớn điệu đàng dáng uốn lượn và những cành đào hoa nở hồng tươi tô điểm một góc thành phố.

Năm nay mẹ không còn khoẻ để cùng tôi hành hương trong thành phố, tôi cũng ít đi chùa hơn. 

Tôi hứa những năm tới sẽ thu xếp về nhiều nước hơn, một phần vì công việc đã ổn, một phần để thăm mẹ và vì chỉ ở Việt Nam mới có không khí Tết cổ truyền. Dù đường xá vắng lặng, quán xá đóng cửa nhưng không khí Tết vẫn rộn ràng trong từng nhà.

Tôi đánh xe vòng quanh thành phố tìm quán ăn, đến đâu quán đều đóng cửa tới đó. Chỉ có quán bán kiểu Tây còn mở cửa, nhưng tôi và bạn lướt đi, rủ nhau “tìm món Việt ăn đi” rồi lại chạy xe vào dòng đường gay gắt nắng trưa.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngọc Quyên. Ảnh: Mỹ Huyền

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!